Gắn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với nâng cao dân trí và phát triển tồn diện đời sống kinh tế văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 49 - 51)

VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN HIỆN NAY

3.4 Gắn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với nâng cao dân trí và phát triển tồn diện đời sống kinh tế văn hóa – xã hộ

tồn diện đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội

Mọi hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội ở cơ sở đều phải được dân chủ hóa. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải đạt được mục đích cuối cùng là kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no, xã hội văn minh, công bằng, mối quan hệ Đảng - dân được thắt chặt, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt.

Kết hợp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với các cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân xã, trưởng thôn, đặc biệt là với phong trào xây dựng làng văn hóa mới, cơ sở vững mạnh, an tồn văn minh. Thực tế đã chứng tỏ biện pháp này mang lại hiệu quả rõ nét cho cả yêu cầu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và kết quả lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thông qua việc thực hiện quy chế, làm thay đổi một bước căn bản trong việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở nơng thơn, phát huy những truyền thống đạo lý tình làng, nghĩa xóm, xây dựng nơng thơn mới văn minh, giàu mạnh. Qua các bản hương ước, quy chế làng văn hóa, gia đình văn hóa, đẩy lùi các tệ nạn tiêu cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện hút, mại dâm, ma túy đang là những hiện tượng có nguy cơ phát triển mạnh ở nông thôn, làm nhân dân lo ngại. Thơng qua các cộng đồng dân cư, kiển sốt mọi hành vi của các thành viên trong thôn, làng, ấp, bản. Dựa vào cộng đồng dân cư để tạo dư luận đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực này.

Thực hiện tốt các khâu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân quyết định mà quy chế đã đề ra; tránh tình trạng chỉ thực hiện khâu dân biết mà khơng thực hiện khâu dân bàn, kiểm tra và quyết định hoặc chỉ biết, bàn những vấn đề chung mà không đi vào các vấn đề bức xúc. Cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng Đảng, xử lý, đánh giá cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân, v.v…

Để nâng cao nhận thức, thái độ chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ và để thực hiện Quy chế dân chủ có kết quả cao, vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân, bao gồm kiến thức về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế, v.v..Muốn vậy, cùng với việc phổ biến kiến thức

khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất, cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục đào tạo kiến thức phổ thơng, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật nhằm trang bị kiến thức và năng lực làm chủ cho nơng dân. Về chiến lược lâu dài, phải xóa bỏ tình trạng mù chữ, thất học, văn hóa thấp trong nơng dân. Người nơng dân chỉ thực sự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội khi có một trình độ dân trí nhất định, mù chữ là đứng ngồi chính trị và củng khơng thể xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có hiệu quả. Nâng cao dân trí và mặt bằng văn hóa chung phải đi trước một bước để mở rộng và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Quy chế dân chủ hiện nay.

Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta về thực chất là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo C. Mác, dân chủ không thể cao hơn kinh tế, nghĩa là trình độ dân chủ xã hội được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế. Vì vậy, thực hiện dân chủ cơ sở phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ổn định, bền vững là điều kiện hàng đầu đảm bảo thực hiện dân chủ cộng đồng có chất lượng và hiệu quả. Nhân dân khơng thể có dân chủ thực sự khi cịn nghèo đói, thiếu thốn, ốm đau, bệnh tật, khơng có điều kiện để chăm sóc, điều trị, khơng được học hành. Làm chủ trước hết là làm chủ đời sống của chính mình và trên cơ sở sự giàu mạnh của cộng đồng. Làm chủ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn là một mục tiêu quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hiện nay, nhân dân, nhất là nông dân nước ta cịn nghèo, đời sống thấp, trình độ dân trí cịn thấp. Đây là ngun nhân hạn chế quyền làm chủ của họ. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến q trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chạp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động và hàng hóa thấp. Cơng nghệ bảo quản, chế biến rất lạc hậu, nghành nghề chưa phát triển, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp chưa ổn định. Khả năng cạnh tranh bằng hàng hóa nơng sản, thủ cơng nghiệp yếu về nhiều mặt: chất lượng giá thành, bao bì, mẫu mã, năng lực tiếp thị, lao động trong nông nghiệp nơng thơn cịn dư thừa, nhiều người chưa đủ việc làm, lao động thủ cơng là

chính, chưa được đào tạo. Tiềm năng về lao động, đất đai, sơng ngịi, ao hồ, biển chưa được khai thác có hiệu quả.

Để khắc phục được hạn chế của kinh tế nông nghiệp, nhất là về đời sống trong nông thôn, cần phải phát triển kinh tế vùng này thật vững chắc, làm nền tảng cho thực hiện dân chủ ở xã. Phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển trở thành nền kinh tế hàng hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn với đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mơi trường tâm lý xã hội tích cực, lành mạnh nói chung, dân chủ nói riêng là sản phẩm của sự phát triển kinh tế. Đời sống tâm lý xã hội tích cực có tác dụng thúc đẩy q trình thực hiện Quy chế dân chủ và sự phát triển kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa ấy, phát triển dân chủ là nhu cầu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, còn kinh tế là tiền đề vật chất, là điều kiện để củng cố thành quả dân chủ, trở thành mơi trường tâm lý xã hội tích cực dân chủ và có văn hóa dân chủ.

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 49 - 51)