Tác động của tâm lý trọng nam khinh nữ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 37 - 40)

chủ ở cơ sở nông thôn

Tâm lý trọng nam khinh nữ là một vấn đề có tính lịch sử của nhân loại, nó vừa mang tính tồn cầu, vừa mang đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Nó xuất hiện rất sớm trong lịch sử lồi người từ khi có sự phân cơng lao đơng, đẳng cấp và tư hữu. Nó được duy trì qua nhiều chế độ xã hội và tơng tại đến tận xã hội hiện đại hôm nay.

Ở các nước phương Đơng, trong đó có nước ta, tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ đã được hình thành sớm và củng cố vững chắc thêm trong đời sống xã hội bởi các tư tưởng của Nho giáo. Xã hội phong kiến cho rằng: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng là có, mười con gái coi như không), coi tội bất hiếu không tha thứ được là người đàn ơng đến ba mươi tuổi mà khơng có con trai và cịn có những quy định như người đàn bà mà khơng sinh được con trai cho chồng thì chồng có quyền ly dị, đuổi đi. Nước ta là một nước đã trải qua chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu tồn tại rất dài trong lịch sử, lại khơng có sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, sự bảo thủ của chế độ phong kiến, cùng với tư tưởng Nho giáo hà khắc đã tạo nên tâm lý trọng nam khinh nữ rất đậm nét và ảnh hưởng tiêu cực lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền bình đửng cho phái nữ. Tâm lý trọng nam khinh nữ hạn chế vai trò và khả năng to lớn của người phụ nữ trong gia đình và đời sống xã hội. Nó tạo nên cái nhìn méo mó, mang đậm định kiến về khả năng của người phụ nữ. Nó đánh giá thấp vai trị, tiềm năng của người phụ nữ. Nó tạo nên sự độc đốn, gia trưởng của người đàn ơng trong gia đình và xã hội. Tâm lý trọng nam khinh nữ là nguyên nhân và nguồn gốc quan trọng nhất tạo nên sự bất bình đẳng trong gia đình và trong xã hội.

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không được ngồi vào mảnh chiếu nơi sân đình, khơng được tham gia bàn luận các vấn đề của đời sống làng xã. Trong gia đình, người phụ nữ chỉ biết làm ăn, sinh đẻ, nuôi con, phục vụ chồng mà khơng có quyền tham gia và quyết định các vấn đề lớn của gia đình. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm giải phóng phụ nữ, song việc xóa bỏ một yếu tố tâm lý xã hội đã ăn sâu vào nếp nghĩ, và cách ửng xử của nhiều thế hệ là một việc làm hết sức khó khăn và khơng phải trong ngày một, ngày hai.

Tâm lý trọng nam khinh nữ với tư cách là một biểu hiện của tâm lý làng xã còn in rất đậm trong suy nghĩ và hành vi của người nông dân ở nông thôn hiện nay.

Tác động của khía cạnh tâm lý này trong đời sống xã hội của nông thôn,

trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thường mang nặng tính tiêu cực. Điều này được thể hiện:

Trong việc lựa chọn, đề bạt, bầu cử cán bộ lãnh đạo, quản lý, người dân ít quan tâm, chú ý đến phụ nữ do tư tưởng trọng nam khinh nữ, đánh giá thấp vai trò, khả năng của phụ nữ, đặc biệt là trong các hoạt động xã hội. Có lẽ vì vậy mà tỉ lệ cán bộ quản lý nữ trong các cơ quan quyền lực ở địa phương thường thấp hơn nhiều so với nam giới.

Trong việc bàn bạc, trao đổi và quyết định các vấn đề của địa phương người ta coi nhẹ ý kiến, nguyện vọng, đề nghị của phụ nữ. Điều này xảy ra ở trong ban lãnh đạo các cấp cơ sở và trong phạm vi cuộc họp của tập thể thôn, xã. Số lượng phụ nữ tham gia vào các cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động, quản lý cán bộ địa phương, cũng chiếm tỉ lệ thấp so với nam giới.

Mặt khác, tâm lý trọng nam khinh nữ không chỉ xuất phát từ phía nam giới mà cịn có giấu ấn sâu đậm từ chính phía người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ tự xác định thiên chức của mình là chăm lo việc gia đình, ni dạy con cái, cịn các hoạt động xã hội là công việc của đàn ông. Suy nghĩ này dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động quản lý và các hoạt động xã hội khá thấp so với nam giới. Trong gia đình, người phụ nữ cũng ở vị thế thấp so với nam giới. Việc quyết định các cơng việc quan trọng, vai trị trụ cột, người chủ đa số thuộc về nam giới. Kết quả cuộc khảo sát 800 hộ gia đình của Viện Tâm lý học (1993) cho thấy, có 72% người vợ xác định người chồng là trụ cột và giữ vị trí người chủ gia đình. Như vậy, ở phạm vi gia đình và cộng đồng, phụ nữ đã tự mặc cảm về khả năng, vị trí, vai trị của mình. Họ tự đánh giá thấp về bản thân mình trong việc phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm của mình, trong việc tham gia các hoạt động quản lý xã hội ở địa phương. Nguyên nhân của hình thành mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân của người phụ nữ là do sự tuyên truyền, giáo dục (và cả luật lệ) của xã hội phong kiến truyền thống về tư tưởng trọng nam khinh nữ. Sự tuyên truyền này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã trở thành quan niệm chung của xã hội, nó khơng chỉ ăn sâu vào nhận thức mà còn thể hiện qua hành vi và cách ứng xử hàng ngày. Sau nữa là, khả năng tạo nguồn thu nhập trong gia đình của

người phụ nữ kém hơn nam giới (phụ thuộc vào kinh tế). Tiếp theo nữa do trình độ hiểu biết, học vấn của người phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Do vậy, họ tự cảm thấy mình thấp kém hơn nam giới.

Một biểu hiện khác về ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý trọng nam khinh nữ đến thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là độc đoán, gia trưởng của những người lãnh đạo nam giới trong phạm vi quản lý của mình. Nhiều cán bộ quản lý cơ sở, trong những năm qua cũng như hiện nay, thường thể hiện cách thức làm việc quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt đối với những người dưới quyền và nhân dân. Đây là một nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng mất dân chủ ở cơ sở. Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời nhằm hạn chế và đi tới xóa bỏ ngun nhân chính này. Kết quả cuộc khảo sát tâm lý nông dân 7 tỉnh trong cả nước năm 1999-2000 của Viện Tâm lý cho thấy, có 56,7% nơng dân cho rằng hiện tượng tiêu cực cần lên án nhất ở địa phương hiện nay là tình trạng mất dân chủ. Những biểu hiện của tình trạng mất dân chủ ở cơ sở như quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt, độc đoán… sẽ là trở ngại lớn cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong những năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vừa qua cho thấy, ở địa phương nào cơng khai hóa các thơng tin (như thơng tin về các thủ tục hành chính, lịch tiếp dân của Hội đồng nhân dân các cấp, mức thuế cho các hộ kinh doanh, mức phí, lệ phí, việc giải quyết các vấn đề đất đai, việc sử dụng tài chính, thu phí, thuế…) của địa phương cho nhân dân thì được người dân rất đồng tình ủng hộ, góp phần đẩy lùi tệ quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt, sách nhiễu của bộ máy chính quyền ở cơ sở.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 37 - 40)