Tác động của tâm lý dòng họ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 32 - 35)

nơng thơn

Sự tác động của tâm lý dịng họ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực.

* Tác động tích cực

- Trong đời sống làng xã, người nông dân không chỉ hiện diện với tư cách là một thành viên của cộng đồng mà còn với tư cách là một thành viên của dịng họ.

Chính quan hệ này đã hình thành nên một dạng tình cảm đặc thù của nơng thơn Việt Nam – tình cảm dịng họ. Cũng như tình cảm cộng đồng, tình cảm dịng họ giữ một vị trí có ý nghĩa trong hướng dẫn hành vi và cách ứng xử của người nơng dân. Có thể nói, yếu tố tâm lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các khía cạnh khác của tâm lý làng xã đến nhận thức và hành vi của người nông dân.

Tình cảm dịng họ trong làng xã thể hiện ở chỗ người nông dân luôn luôn hướng về cội nguồn, về sự hiện diện của mình trong hệ thống vai vế, thứ bậc trên dưới của dịng họ “chim có tổ người có tơng”. Trong tâm thức của người Việt Nam, nhất là người nơng dân, tình cảm dịng họ là loại tình cảm tự nhiên và thiêng liêng, nảy sinh từ mối quan hệ dòng máu. Bởi vậy, cách ứng xử của những người trong dòng họ bao giờ cũng khác với cách ứng xử của người ngồi dịng họ. Dân gian có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, tình cảm dịng họ là chỗ dựa tinh thần của mỗi cá nhân trong dịng họ. Thơng qua tình cảm dịng họ, người ta khơng cảm thấy bị đứt đoạn với tiền thân, với cội nguồn, khơng có mặc cảm bơ vơ giữa cuộc đời và xã hội. Người trong một dịng họ thường có chung niềm tự hào, niềm vinh dự về dịng họ của mình. Họ tự hào về dịng họ của mình to lớn, lâu đời, đơng con cháu, có nhiều người đỗ đạt cao trong thi cử, thăng tiến trên bước đường công danh hoặc vị thế lớn trong xã hội.

Tình cảm dịng họ nhiều khi đã trở thành một phương thức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Các thành viên trong dòng họ thường xuyên quan tâm và tỏ thái độ đối với cách ứng xử của các thành viên khác trong dịng họ mình. Do vậy, cá nhân có thể tự ngăn mình để khơng làm ảnh hưởng lớn xấu dến thanh danh dịng họ. Ở làng, khi nói tới một cá nhân, người ta thường liên hệ người ấy với dòng họ và truyền thống của nó. Truyền thống tốt đẹp của dịng họ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của các thành viên. Nó trở thành động lực thơi thúc cá nhân thường xuyên phải phấn đấu, vươn tới những mục tiêu tốt đẹp nào đó để nối tiếp thanh danh của dịng họ mình và đem lại cho dịng họ những vinh dự mới. Ảnh hưởng qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng dịng họ ở nơng thơn rất lớn, nó chi phối hành vi, ảnh hưởng tới phương thức ứng xử của các thành viên rất rõ nét.

Tình cảm dịng họ đã tạo nên sự cố kết, tinh thần tương thân, tương ái giữa các thành viên trong dòng họ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình khi gặp hoạn nạn, khó khăn, hoặc có cơng việc lớn thì được cả dịng họ hợp sức lại để giúp đỡ.

* Tác động tiêu cực

Nếu đối với các thành viên trong dịng họ thì tình cảm dịng họ có tác động rất tích cực, song đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nơng thơn hiện nay thì tình cảm dịng họ nhiều khi lại trở thành yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc thực hiện quy chế này. Tình cảm dịng họ là cơ sở để nảy sinh một số biểu hiện tâm lý tiêu cực như hẹp hòi, cục bộ của con người trong làng xã. Trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, trong ứng xử với người ngồi dịng họ, cá nhân thường có “tình cảm chúng tơi”, thường thiên lệch theo kiểu “gia đình chủ nghĩa” của dịng họ mình. Câu châm ngôn “một giọt máu đào hơn ao nước lã” nhiều khi trở thành phương châm ứng xử của người dân trong làng. Ở khơng ít làng xã, các dịng họ thường xung đột với nhau, đố kỵ, ganh ghét nhau. Nguyên nhân thường xuất phát từ tình cảm dịng họ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc bàn bạc, quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (thôn, xã). Do xuất phát từ lợi ích của gia đình và giịng họ, các cá nhân đều cố gắng làm thế nào để có các quyết định, chủ trương có lợi cho dịng họ mình. Ở đây, “cái chúng tơi” được đặt lên trên “cái cộng đồng”. Thực tế cho thấy, “cái cộng đồng” chỉ được đặt lên trên “cái chúng tơi” và “cái tơi” khi đất nước có chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, làng xã có lũ lụt, thiên tai, hạn hán…Tức là hoàn cảnh cần sự hợp sức của nhiều người, của cả cộng đồng và cả dân tộc.

Về mặt quan hệ quyền lực, sự cố kết trong các dòng họ nếu đẩy tới quá mức sẽ dễ dàng trở thành tư tưởng bè phái, phe cánh, làm mất đoàn kết nội bộ. Biểu hiện dễ thấy là những người giữ các cương vị chủ chốt ở địa phương khi cần tuyển lựa, sắp đặt cán bộ cho các ban nghành dưới quyền thường quan tâm nhiều hơn đến quan hệ họ hàng thân cận. Khi giải quyết công việc chung cũng hay ưu tiên cho những ai cùng họ mạc. Đối với người dân bình thường, khi được tham gia vào cuộc bầu cử cũng hay vận động nhau bỏ phiếu cho những người có quan hệ bà con thân thích. Khi xem xét bàn bạc các vấn đề của địa phương, người ta hay nghĩ tới lợi ích của dịng họ mình và bảo vệ cho lợi ích đó. Tình cảm dịng họ đã trở thành cơ sở của sự liên kết có tính bè phái vì mục đích tranh giành quyền lực và lợi ích cục bộ cho dịng họ mình. Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thơng tin đại chúng người ta nói nhiều đến hiện tượng “chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta” hoặc họ này nắm đảng ủy, họ khác nắm chính quyền.

Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” không chỉ hiện hữu trong xã hội cũ mà còn ảnh hưởng trong đời sống nông thôn hiện nay. Người giữ cương vị quản lý thường tìm cách giải quyết vấn đề có lợi cho người thân, cho dịng họ mình. Đặc điểm quan trọng của tình cảm dịng họ là các cá nhân bênh vực nhau, liên kết với nhau không dựa trên cơ sở lý trí mà chỉ thuần túy dựa vào tình cảm.

Sự tác động tiêu cực của tính phe phái, của tình cảm dòng họ thể hiện rất rõ ở nơng thơn hiện nay. Chúng ta hồn tồn có thể nói được rằng, các thế lực dịng họ, đặc biệt là những dòng họ lớn ở nông thôn, đang là nhân tố thao túng quyền tự do dân chủ , ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cộng đồng. Ở nông thôn, các thành viên của dòng họ, đặc biệt là các vị tộc trưởng, thường can thiệp vào công việc cụ thể của các thành viên trong dòng họ. Sự can thiệp này một mặt cản trở quyền tự do của mỗi cá nhân, mặt khác làm rối việc thực hiện chính sách Nhà Nước, tóm lại là tác động tiêu cực đến cơng tác quản lý xã hội. Khi phân tích về vấn đề này, giáo sư Phan Đại Dỗn đã viết: “quan hệ dịng họ nhiều khi làm suy giảm, mất hiệu lực các quan hệ pháp luật, quan hệ Nhà Nước, phương hại đến lợi ích đất nước”. Có lẽ vì sự ảnh hưởng tiêu cực của dòng họ mà nhiều người đã kêu gọi cảnh giác và đề nghị phải tăng cường giáo dục về văn hóa, khoa học và pháp luật nhằm làm tan rã hoặc hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực, lỗi thời của các thế lực dòng họ trong các tổ chức quyền lực và quản lý xã hội.

Như vậy, sự ảnh hưởng tiêu cực của tình cảm dịng họ trong đời sống nơng thơn hiện nay đã tạo ra tính cục bộ, bè phái trong quan hệ quyền lực, trong quản lý xã hội, trong tổ chức giải quyết các vấn đề của địa phương. Nó làm giảm bớt tính thống nhất, cố kết trong cộng đồng làng xã, làm tăng thêm các xung đột, làm giảm hiệu lực của các quam hệ pháp luật và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể làng xã nói riêng và của đất nước nói chung, trước hết là việc xây dựng và thục hiên Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 32 - 35)