chủ ở cơ sở nông thôn
Sự tác động của tâm lý trọng người cao tuổi đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nơng thơn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực.
* Tác động tích cực
Tâm lý “trọng người cao tuổi”, “kính trọng người già cả”, đề cao vai trị của các lão nơng, các già làng, trưởng bản đã trở thành truyền thống của làng xã, của xã hội. Uy tín và ảnh hưởng của đạo đức, học thức, kinh nghiệm được đề cao trong bảng giá trị văn hóa. Tạo vị thế cho những giá trị và những chủ thể đó có ảnh hưởng thực sự trong đời sống cộng đồng làng xã – đó sẽ là sự hỗ trợ có hiệu quả đối với thể chế, đối với với việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện dân chủ ở nơng thơn. Nó có một tác dụng đặc biệt trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, những điểm nóng xảy ra trong đời sống nơng thơn, tiến tới sự ổn định, phát triển.
* Tác động tiêu cực
Trong xã hội tiểu nông phát triển chậm chạp, chịu nhiều hạn chế, bảo thủ, lạc hậu thì truyền thống “trọng người cao tuổi”, tôn trọng người già dễ dẫn tới sự thống trị của chủ nghĩa kinh nghiệm, làm cho những người trẻ tuổi và cái mới khơng có điều kiện, cơ hội mới để phát triển, làm hạn chế khả năng của lớp trẻ trong cuộc sống làng xã và trong xã hội, nếu nó gắn chặt với chủ nghĩa cá nhân của người cao tuổi có chức quyền thì càng dễ dẫn tới tình trạng gia trưởng, độc đốn, khinh thường lớp trẻ theo kiểu “trứng khôn hơn vịt”.
Trong đời sống nông thôn hiện nay, tâm lý “sống lâu lên lão làng”, tâm lý gia trưởng, “cha chú” còn thể hiện và ảnh hưởng đáng kể ở các khía cạnh sau:
Trong việc thảo luận, quyết định các vấn đề của địa phương, trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền, người ta vẫn tơn trọng ý kiến của người cao tuổi. Trên thực tế, có khơng ít ý kiến của người cao tuổi không thật phù hợp với điều kiện sống mới, nó trở thành sự bảo thủ, cản trở cái mới, ủng hộ cho cái cũ, cái lạc hậu.
Tâm lý trọng người già sẽ gây trở ngại cho việc bầu cử, lựa chọn, cân nhắc các cán bộ trẻ vào các vị trí quản lý của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho những người lớn tuổi giữ các cương vị quản lý của mình. Khi người lớn tuổi giữ các cương vị quản lý, họ thường khó chấp nhận cái mới, bằng lịng với kinh nghiệm và hiểu biết sẵn có của mình, khó thay đổi phương thức làm việc và tư tưởng gia trưởng, độc đốn có cơ hội để bộc lộ và phát triển, gây trở ngại không nhỏ cho việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.