Tổ chức nghiên cứu điều tra để tăng cường các biện pháp tác động tâm lý làng xã trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 46 - 49)

VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN HIỆN NAY

3.3 Tổ chức nghiên cứu điều tra để tăng cường các biện pháp tác động tâm lý làng xã trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

làng xã trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Cần tổ chức điều tra điểm và diện về tâm lý cán bộ lãnh đạo, quản lý và các nhóm xã hội đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (nhận thức, nhu cầu, và lợi ích, sự quan tâm, hiệu quả, đề nghị sửa đổi, bổ sung, các vấn đề xuất hiện ở cơ sở

qua thực hiện quy chế). Trong điều tra, có yêu cầu cần nghe trực tiếp ý kiến của người dân nhưng chọn mẫu điều tra phải hết sức lưu ý đến đối tượng là cán bộ có trách nhiệm chính trong xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở hiện nay. Đối với những cơ sở không chịu làm hoặc làm lướt, chiếu lệ, nội bộ mất đoàn kết cần nêu yêu cầu cụ thể về thời gian và công việc phải làm, các văn bản phải có để phát huy vai trị và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở trước nhân dân địa phương và nhân dân cả nước. Khơng thể để tình trạng “bình chân như vại” trước cuộc vận động rộng lớn có tính cách mạng này, cũng như tình trạng chưa coi trọng phát huy quyền làm chủ về moi mặt của quần chúng nhân dân.

Phát huy vai trò của Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, học sinh trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. Xây dựng và triển khai, bổ sung, sửa đổi nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với từng vùng, từng xã, từng thôn,. Bổ sung những quy định nghiêm trị kẻ lợi dụng dân chủ, chây lười, không chấp hành, không thực hiện và phá hoại an ninh, trật tự địa phương.

Tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân xuất sắc, xây dựng những điển hình tiên tiến, gương mẫu cho phong trào. Tăng cường trao đổi, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng những điển hình thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Quy chế cần xác định, bổ sung được những chế tài cần thiết để buộc nhũng người đang giữ chức quyền phải thực hiện nghiêm chỉnh và xử lý trách nhiệm khi có sự vi phạm cả từ phía cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là điểm quan trọng phải có sự bổ sung để ngăn chặn những lệch lạc, biến dạng có thể xảy ra, hoặc làm mất hiệu lực thực tế của quy chế, làm cho cuộc vận động dân chủ rất quan trọng này trở thành hình thức, chiếu lệ hoặc những kẻ lợi dụng Quy chế dân chủ để hành động tự do vơ chính phủ, vượt khỏi chuẩn mực pháp luật, đạo đức xã hội và có những hành vi phản dân chủ, phá hoại và làm suy yếu thể chế chính trị ở nước ta.

Quy chế dân chủ và cả hệ thống pháp luật, dù hoàn hảo đi nữa, cũng vẫn chỉ là một khả năng tích cực để tiến tới dân chủ. Muốn cho dân chủ thành hiện thực phải có thêm những điều kiện khác. Trong những điều kiện đó, có vấn đề trình độ năng lực, phẩm chất cán bộ và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ xã. Đây đang là một tồn tại lớn mà các chính sách của Nhà nước còn chưa rõ hoặc còn thiếu. Liệu

sẽ cần thiết, nên hay không nên, hoặc chưa thể làm ngay việc cơng chức hóa cán bộ xã bằng đào tạo hoặc bổ nhiệm? Câu hỏi này đã đặt ra trên thực tế nhưng vẫn chưa có lời giải thực sự đầy đủ và thỏa đáng. Nó ảnh hưởng khơng ít tới hoạt động của thể chế và việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã.

Trình độ dân trí của nơng dân, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn quá thấp. Hiện trạng kinh tế - xã hội nơng thơn cịn yếu kém, nhất là sự trỗi dậy của các hủ tục, các tục lệ lạc hậu, tư tưởng cục bộ dòng họ, tộc họ. Đó cũng là một trở ngại khơng nhỏ đối với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn.

Cuối cùng các vấn đề ở cấp xã và dân chủ ở cơ sở nông thôn là cả một vấn đề phức tạp, chỉ riêng nông thôn và cộng đồng làng xã, tự nó khơng thể giải quyết được. Đây là vấn đề ở tầm chiến lược quốc gia, là việc của toàn Đảng, của cả nước, của cả xã hội, các cấp, các nghành. Phải cùng nhau giải quyết vấn đề vi mô làng xã trên tầm vĩ mô quốc gia, của cả nước. Nhà nước phải có hỗ trợ lớn về tiền của, vật chất đầu tư cho phát triển nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh mới có thể nhanh chóng tạo ra sự bứt phá đối với nông thôn trên con đường phát triển.

Trong việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, cần coi nông thôn là một khu vực trọng điểm. ở đây, trong các làng xã, có tới 50% tổng số đảng viên của toàn Đảng, 20% tổng số tổ chức cơ sở đảng là các đảng bộ, chi bộ ở nơng thơn. Hệ thống chính sách của cả nước mạnh yếu ra sao, có phần tác động lớn từ hệ thống chính trị cấp xã. Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong 5- 10 năm tới phải chăng nên coi chính quyền xã là khâu đột phá trong giáo dục pháp luật cho toàn dân, trước hết là nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật tới 60 triệu nông dân ở gần 10.000 làng xã Việt Nam.

Vấn đề dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn nước ta, như tất cả những điều trình bày ở trên, có thể và cần phải được coi là nội dung và đối tượng nghiên cứu khoa học của một tập hợp lớn, liên nghành các nghành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta, với sự tham gia nghiên cứu của đơng đảo các chun gia, học giả trong và ngồi nước, kết hợp với quyết tâm thực hành dân chủ của chục vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương tới cơ sở - những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 46 - 49)