Triển khai, học tập, quán triệt, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 40 - 45)

VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN HIỆN NAY

3.1 Triển khai, học tập, quán triệt, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

HIỆN NAY

---    ---

3.1 Triển khai, học tập, quán triệt, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyềnQuy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn

Quan hệ giữa tâm lý làng xã và Quy chế dân chủ ở cơ sở không phải là quan hệ đơn chiếu mà nó là quan hệ tương hỗ hai chiều. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ có những tác động nhất định đến tâm lý làng xã ở nông thôn hiện nay.

Trong đời sống của làng xã trước đây đã tồn tại những yếu tố dân chủ, song đó là dân chủ chưa đầy đủ và cịn nhiều hạn chế. Người dân chỉ nhận ra cái dân chủ của làng xã trong các hình thức hoạt động chung của làng xã, trong việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong khơng khí dân chủ, tự do và độc lập của cả nước, trong sự thay đổi bộ mặt nông thôn.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay sẽ không chỉ làm cho nông dân nhận rõ những biểu hiện đó của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nơng thơn nước ta mà cịn là điều kiện quan trọng để người nông dân thực hiện khát vọng làm chủ của mình. Có Quy chế dân chủ, người dân sẽ có điều kiện tham gia vào tốt nhất vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xây dựng chính quyền địa phương.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ là điều kiện tốt để hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý cộng đồng làng xã, của dòng họ trong đời sống nơng thơn (như tính cục bộ, phe phái, bè cánh, coi khinh người dân, đặc biệt là phụ nữ…). Khi mọi người dân đều được tham gia vào việc bàn bạc, giám sát, kiểm tra thực hiện các vấn đề lớn của địa phương, thì những biểu hiện tiêu cực đó sẽ bị lên án, phê phán và có thể được hạn chế, loại trừ. Quy chế dân chủ được xây dựng, triển khai rộng rãi là cơ sở để hình thành tâm lý tích cực của nhóm, hình thành dư luận xã hội rộng rãi lên án và hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quản lý và sinh hoạt của làng xã.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nơng thơn sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của tâm lý bình qn chủ nghĩa, của tâm lý làng xã. Nó sẽ tạo điều kiện

cho những cá nhân có năng lực và thực hiện khát vọng của mình. Việc thực hiện kinh tế trang trại ở nông thôn trong những năm gần đây là một minh chứng cho điều này. Theo số liệu thống kê, cả nước ta hiện có hơn 115.000 trang trại với hơn 60 vạn lao động. Khơng ít trang trại sử dụng quy mơ diện tích đất rất lớn và có hàng trăm cơng nhân làm thuê. Kinh tế trang trại phát triển là biểu hiện sự sự khẳng định năng lực của cá nhân, là đòn giáng mạnh vào tư tưởng trọng nông ức thương, đố kị với những người muốn vươn lên làm giàu, là sự bác bỏ tư tưởng bình qn “chết một đống cịn hơn sống một người”.

Q trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn với việc cơng khai hóa các thơng tin quan trọng liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, liên quan đến lợi ích của mọi người dân sẽ góp phần hạn chế tính gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ của những người lãnh đạo cơ sở, góp phần đẩy lùi tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt của bộ máy chính quyền cơ sở. Sự tác động này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở nơng thơn hiện nay. Khi tình trạng mất dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh ở nơng thơn hiện nay khá phổ biến, tình trạng tham nhũng, lãng phí của cơng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cơ sở khơng cịn là biểu hiện riêng lẻ ở một địa phương nào đó, mà đã trở thành một vấn nạn xã hội được mọi người quan tâm thì Quy chế dân chủ là “chiếc gậy thần” để người dân thực hành dân chủ.

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần hạn chế tư duy manh mún, tiểu nông của người nông dân và cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Nó hạn chế nhận thức, thái độ và hành vi có tính hạn hẹp, cục bộ, thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng. Việc bàn bạc dân chủ rộng rãi trong cộng đồng sẽ bổ sung cho những hạn chế của tư duy manh mún, hoàn thiện tư duy biện chứng để nó trở thành nếp suy nghĩ mang tính tồn cục hơn. Để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở Việt Nam thì mỗi cơ sở làng xã, mỗi cá nhân phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng nhiều hơn lợi ích của làng xã, cá nhân mình. Những quyết định phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đa số sẽ được sự tham gia rộng rãi của nhân dân và sẽ được mọi người thực hiện nhanh chóng, có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm bớt những xung đột, tranh chấp ở địa phương. Thông qua việc thành lập các tổ hịa giải, bầu trưởng thơn, thành lập ban thanh tra nhân dân, ban công tác mặt trận…ở các địa phương, Quy chế dân chủ đã hạn chế tranh chấp, xung đột ở cơ sở

làng xã, củng cố tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân, tương ái trong nội bộ nhân dân. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ tạo ra một lực lượng và cả dư luận xã hội để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, với các tệ nạn xã hội, các hành vi phạm pháp ở nông thôn.

Như vậy, sự tác động của Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ yếu mang tính tích cực, nó góp phần hạn chế những biểu hiện, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông, tâm lý làng xã, bổ sung vào tâm lý làng xã những nét mới, nội dung mới để yếu tố tâm lý xã hội này phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay, góp phần đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để giải quyết những yếu kém, tồn tại, tránh cho Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn rơi vào hình thức, cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sau:

- Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về mặt văn bản và tăng cường tính pháp lý, tính chế tài của Quy chế. Tính đến thực tế và trình độ nhận thức và tâm lý của nơng dân, quy chế cần sự phong phú, sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng, tính cụ thể thiết thực, tính chặt chẽ, hàm súc, thu gọn số trang, số điều, theo phương châm ít lời, nhiều ý, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá.

- Nhà nước Trung ương và địa phương cần tập trung đầu tư kinh phí để in ấn hàng loạt các văn bản quy chế và đưa tới tận từng hộ gia đình. Huy động các phương tiện thơng tin đại chúng để quãng bá rộng rãi thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhận thức về quy chế trong tồn dân, đặc biệt là nơng dân ở nông thôn.

- Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cùng với thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, lấy cải cách chính quyền cơ sở (xã) và chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ cơ sở làm khâu đột phá. Muốn vậy phải thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề ra: cơng chức hóa một bộ phận cán bộ cơ sở, cải cách giáo dục – đào tạo cả về nội dung chương trình, phương pháp, mục tiêu đào tạo cán bộ xã, thôn theo hướng giảm lý thuyết chung, tăng cường thực hành tình huống, chú trọng giáo dục phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, xử lý tình huống, thay đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ cơ sở. Đưa Quy chế dân chủ vào giảng dạy, đào tạo chính thức vào các trường chính trị tỉnh và các trung tâm giáo dục huyện.

Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn bằng các biện pháp:

Trước hết cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, tuyên truyền, làm cho mọi người dân, mọi thơn, xóm đều thấm nhuần, tiếp nhận được nội dung, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của Quy chế dân chủ. Nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Điều gì phù hợp với nhu cầu, lợi ích của dân thì cũng dễ nói, dễ nghe, dễ làm.

Kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung của quy chế với nội dung của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, đặc biệt là tăng cường giáo dục, tuyên truyền về pháp luật, về quyền công dân, về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Gắn việc giáo dục, tuyên truyền quy chế với tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nếp sống văn hóa, phong trào xây dựng thơn, làng, ấp, bản và gia đình văn hóa. Dựa trên quy chế mẫu, mỗi địa phương cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm phong tục tập qn, với trình độ dân trí của địa phương. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục tun truyền. Kết hợp phương pháp tun truyền, giải thích thơng qua các cuộc họp, qua phổ biến quán triệt của các cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên, qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, sách báo; mở rộng việc tuyên truyền giáo dục qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu nội dung quy chế. Có thể đưa cơng tác giáo dục, tun truyền Quy chế dân chủ cơ sở vào trong nhà trường, trước hết là giáo dục ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân. Đặc biệt, thông qua các phương pháp tác động tâm lý như dư luận xã hội, nêu gương, phê phán…để động viên, khơi dậy nhu cầu nhận thức, đồng thời đấu tranh với những nhận thức, thái độ và hành vi sai lệch trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ phải chú ý tới thực tế nông thôn và tâm lý nơng dân để việc tun truyền có tính thiết thực và phù hợp với đối tượng. Những vấn đề vừa quen thuộc vừa bức xúc trong làng xã là những vấn đề liên quan tới việc làm, đời sống, đất đai, nhà ở, đời sống cộng đồng, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phong tục, tập quán, những thắc mắc, khiếu kiện của dân, nhất là các khoản dóng góp, các quyết tốn thu chi tài chính, ngân sách, vấn đề vay vốn ngân hàng, quy hoạch sản xuất, đền bù giải phóng mặt bằng. Nội dung Quy chế dân chủ cũng gắn với các sự kiện đó, với việc tháo gỡ những tồn tại đó. Kết quả của tuyên

truyền Quy chế dân chủ phải làm sao cho dân thấy rõ tính thiết thực của nó, rằng, nó góp phần giải quyết những lo toan, thắc mắc, ý nguyện, nguyện vọng của họ. Từ đó, người nơng dân – vốn rất nhạy cảm với lợi ích thường nhật cảm nhận được đây là quy chế bảo vệ họ, giúp đỡ họ, hỗ trợ cho họ phát triển. Học vấn của người nơng dân cịn hạn chế, do đó, nói cho dân nghe phải đi liền với nghe dân nói, giảng giải cho dân hiểu, làm cho dân tin và dân theo – đó là cả một vấn đề cơng phu, khó nhọc địi hỏi phải tận tâm, tận lực, thực sự vì dân của từng cán bộ, đảng viên để góp phần tạo ra chuyển nhận thức và hành động của dân. Phải chống bệnh hình thức, qua loa, đại khái, chống cả sự tùy tiện dễ dẫn đến hiểu sai, làm sai, làm suy giảm tác dụng thực tế của Quy chế dân chủ, làm mất lòng tin của dân.

Ở đây, nội dung mà chúng ta tuyên truyền chính là văn bản Quy chế dân chủ, gồm một cơ cấu hồn chỉnh, từ lời nói đầu tới các chương mục, các điều khoản xoay quanh những quy định về dân biết, dân làm, dân bân, dân kiểm tra. Cụ thể hơn, đó là những điều dân được biết, tức những thơng tin, những phương thức làm cho dân biết; những điều dân được bàn bạc, thỏa thuận và quyết định, những điều dân góp ý, đề xuất để chính quyền cân nhắc, tham khảo và quyết định. Lại có cả những quy định về về quyền và cách thức thực hiện việc dân kiểm tra, giám sát chính quyền. Cần làm thế nào để việc tuyên truyền được rõ rang, rành mạch, ngắn gọn, dân dễ hiểu, dân dễ nhớ và thực hành được. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải giảng giạy và bày vẽ cho dân chúng. Đó chính là nội dung và u cầu cần đạt được. Về phương pháp, hình thức thể hiện, chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai: tuyên truyền miệng và đọc văn bản, kết hợp giải thích và đàm thoại, đặc biệt chú ý trả lời những câu hỏi của dân. Tuyên truyền miệng bằng lời nói là cách phổ biến, thường áp dụng. Nói sao cho giản gị, dễ hiểu, đi vào thực chất vấn đề, có ví dụ minh họa, giúp người nghe dễ hình dung trực tiếp và bằng trực cảm. Với dân, không nên lý thuyết trừu tượng về lý luận mà nói những vấn đề thực tiễn vào đúng những điều mà họ quan tâm nhất, là những điều thiết thân, bức xúc của họ, ở đó thực tiễn đã hàm chứa lý luận, là lý luận đã được thực tiễn hóa. Có thể đọc văn bản cho dân nghe, niêm yết văn bản ở trụ sở cho dân đọc, dân xem. Ở nhiều nơi, trong việc triển khai Quy chế thường tổ chức các cuộc họp do trưởng xóm, trưởng thơn thực hiện. Một cách làm khác, tận dụng các phương tiện truyền thông, phát thanh, đọc liên tục, nhiều lần, đọc thường xuyên, dân được nghe nhiều lần, thấm dần. Cũng có những hình thức tun truyền

khác, cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ các đoàn thể cử cán bộ đi phổ biến, tuyên truyền tới hộ dân hoặc nhóm hộ dân trong các xóm, hoặc tuyên truyền theo đối tượng của tùng đoàn thể, đồn viên, đảng viên làm nịng cốt trong việc tuyên truyền giảng dạy. Bằng cách đó, việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ trong dân sẽ trở thành một phong trào vận động xã hội, huy động được rất đông những người tham gia.

Công tác giáo dục, tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có nề nếp. Có thể thơng qua sinh hoạt của các tổ dân cư, các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp. Phấn đấu mỗi gia đình có một bản quy chế, mỗi người dân đều được học, được tìm hiểu về quy chế. Chú trọng xây dựng các lực lượng cộng tác đắc lực trong tuyên truyền, giáo dục như cán bộ hưu, cựu chiến binh, đồn viên thanh niên, Mặt trận, Hội nơng dân, các già làng, trưởng thơn… Đó khơng chỉ là các “tuyên truyền viên khơng chun” mà cịn là những tấm gương trực tiếp thực hiện Quy chế dân chủ, những người thẩm định, phản biện, giám sát kết quả triển khai quy chế.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, cần tăng cường cơ sở vật chất cho công tác này. Trước hết, mỗi địa phương cần chỉ đạo và huy động tối đa các phương tiện truyền thông, bảo đảm một thời lượng thông tin cần thiết trên báo, đài, vơ tuyến. Tăng kinh phí cho việc in ấn, xuất bản quy chế để gửi đến hộ dân, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của tuyên truyền viên, báo cáo viên, cho các cuộc sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, hoạt động kiểm tra, giám sát,

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 40 - 45)