Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 5 Quản trị sản xuất

5.1 Cơ sở vật chất

5.1.1 Mạng 2G 5.1.1.1 Công nghệ

- Thời điểm năm 2002, đứng trước sự lựa chọn giữa công nghệ CDMA (lúc này là công nghệ hiện đại) và công nghệ GSM (là công nghệ phù hợp với Tập đoàn), Viettel đã “dũng cảm” chọn GSM.Đây được cho là quyết định tỉnh táo, bản lĩnh vì thực tế hiện nay đã chứng minh GSM là xu thế chủ đạo của thế giới với hơn 80% người dùng trong tổng số gần 6 tỷ th bao trên tồn thế giới. Cùng thời điểm đó, một số mạng di động lựa chọn công nghệ CDMA đến nay đều đã không thành công, bị phá sản hoặc phải tốn kém rất nhiều chi phí để thay đổi cơng nghệ, coi như đầu tư lại từ đầu.

- Viettel sử dụng GSM – 900. Đường uplink sử dụng tần số trong dãi 890-915 MHz và đường downlink sử dụng tần số trong dãi 935-960 MHz. Và chia các băng tần này thành 124 kênh với độ rộng băng thong 25 Mhz, mỗi kênh cách nhau 1 khoảng 200 Khz. Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (time division multiplexing) để chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate. Có 8 khe thời gian gộp lại gọi là 1một khung TDMA. Tốc độ truyền dữ liệu của một kênh là 270.833 kbit/s và khoảng thời gian của một khung là 4.615 m.

5.1.1.2 Cơ sở hạ tầng

- Năm 2006, Hãng Ericsson đã ký hợp đồng mở rộng mạng GSM với Viettel nhằm mở rộng vùng phủ sóng của mạng này tới các khu vực nông thôn Việt Nam và tăng cường công suất mạng tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.Theo hợp đồng, Ericsson sẽ cung cấp cho Viettel các nút mạng lõi mới, các trạm phát và các thiết bị truyền dẫn viba. Hợp đồng cũng bao gồm việc quản l‎ ý dự án, các dịch vụ tích hợp, triển khai dự án, nâng cấp và mở rộng tính năng của lớp dịch vụ phục vụ việc tính cước và thư thoại.

- Việc mở rộng mạng lần này sẽ tập trung mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao cơng suất mạng và chất lượng hoạt động mạng của Viettel; đồng thời hỗ trợ Viettel củng cố vị thế trên thị trường liên lạc di động ở Việt Nam.

- Áp dụng cơng nghệ mới, tồn bộ vùng biển gần bờ Việt Nam đã đượcViettel phủ sóng di động từ 70-100km. Vùng phủ liên tục, chất lượng sóng tốt tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đánh bắt tại các ngư trường xa bờ.Để làm được điều này, toàn bộ các trạm phát sóng ven biển được cải tiến,áp dụng cơng nghệ phủ xa của Viettel, nâng tầm phát sóng lên gấp 2-3lần thiết kế cơ bản của công nghệ GSM. Kết hợp với

những địa điểm đặttrạm độc đáo, mỗi trạm phát sóng ra biển của Viettel có tầm thu phát sónglên tới hơn 100 km, vượt xa giới hạn tiêu chuẩn 35km đối với trạm BTScủa công nghệ GSM – một thành tựu hiếm thấy trên thế giới. Hiện, Viettelcó 1.400 trạm BTS biển đảo, trong đó có 250 trạm phát xa ra biển, 15/17đảo ở Quần đảo Trường Sa đã có trạm phát sóng di động Viettel.

- Sau 10 năm gia nhập thị trường viễn thông, Viettel đã trở thành mạng di động lớn nhất Việt Nam, sở hữu hạ tầng viễn thông khổng lồ với hơn 42.200 trạm phát sóng 2G và 3G.

5.1.2 Mạng 3G

5.1.2.1 Đối tượng khách hàng

Không chỉ nhắm vào các đối tượng khách hàng sử dụng di động, mà còn hướng tới những khách hàng có nhu cầu truy cập Internet khơng có điều kiện triển khai đường dây kết nối dịch vụ ADSL.

5.1.2.2 Cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị

- Khó khăn lớn nhất để triển khai cơng nghệ internet trên nền 3G chính là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, do phải tốn kinh phí lớn để xây dựng trạm thu phát sóng, đầu tư cơng nghệ… Thế nhưng, với con số hàng chục nghìn trạm BTS 3G được các nhà mạng xây dựng trong thời gian qua là một tín hiệu vui báo hiệu sự bùng nổ Internet 3G ở Việt Nam. Vùng phủ sóng rộng cộng với tính năng cơ động, khơng phụ thuộc vào đường dây cáp đã làm nên ưu thế lớn nhất của Internet 3G.

- Theo cam kết với chính phủ khi nhận được giấy phép xây dựng 3G (do Bộ Thơng tin và Truyền thơng (TT-TT) chính thức trao giấy phép) , Viettel phải đặt cọc 4.500 tỷ đồng và cam kết sẽ đầu tư 12.789 tỷ đồng trong 3 năm cho mạng 3G. (Số tiền đang được gửi ở Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư phát triển. Các mạng di động nộp tiền đặt cọc vẫn được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và chỉ được rút tiền đặt cọc khi có sự đồng ý của Bộ TT- TT.)

- Tại thời điểm khai trương dịch vụ, Viettel đã cam kết vùng phủ 3G đạt tối thiểu 86,32% dân số với 5.000 trạm thu phát 3G và sau 3 năm cung cấp dịch vụ này sẽ đạt vùng phủ là 100% dân số với 15.000 trạm.

- Số tiền mà Viettel bỏ ra để phát triển hạ tầng cho 3G ngang ngửa với việc xây dựng mạng di động mới, cỡ khoảng 400-500 triệu USD. Để phát triển được một trạm BTS 3G, Viettel phải bỏ số tiền tương đương với 15.000 USD, chưa kể các khoản đầu tư cho hệ thống tổng đài, mạng lưới bán... Khi độ phủ sóng đã đạt ngưỡng rộng khắp

tồn quốc, nhà mạng mới mong hạn chế được tối đa hiện tượng mất liên lạc, rớt cuộc gọi.

- Các cán bộ kỹ thuật của Viettel đang tiến hành củng cố nhà trạm 2G để chuẩn bị nâng cấp lên 3G. Viettel đã thử nghiệm một số dịch vụ 3G để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng trong thời gian sớm nhất

- Dịch vụ 3G của Viettel sử dụng chuẩn HSPA (3.75G), có tốc độ đường truyền lên tới 7,2 Mbps (tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết lên tới 14.4 Mbps download và upload lên tới 5.7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps). Với chuẩn HSPA thì tốc độ truy cập dịch vụ Internet di động của Viettel sẽ đạt mức tối thiểu là 2Mbps tại khu vực thành phố, cao hơn 5 lần so với yêu cầu của bộ đưa ra (384 Kbps). Viettel chọn Nokia Siemens Network làm nhà cung cấp thiết bị 3G (trạm gốc Flexi). Nokia Siemens Networks bắt đầu cung cấp thiết bị cho Viettel từ tháng 8/2009.

- 17.000là số trạm BTS 3G Viettel phát sóng sau 1 năm khai trương mạng di động thế hệ thứ 3. Với con số này vào năm 2011, Viettel sở hữu mạng 3G lớn nhất khu vực Đông Nam Á.Với triết lý “Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”, đến hết năm 2010 Viettel đã có hệ thống hạ tầng lên đến gần 20.000 trạm BTS 3G.

- Và đến 10 tháng đầu năm 2012, theo thống kê thì Viettel đã có 24000 BTS.Hiện nay BTS 3G Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

- Với số trạm 3G bằng 65% trạm 2G (ở các tỉnh, thành phố lớn tỷ lệ này trên 80%). Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL đã cho thấy chỉ sau 1 năm mạng 3G chính thức được khai trương, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen truy nhập Internet băng thơng rộng khơng dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2010. Khi có điều kiện sử dụng, khách hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL.

5.1.3 Mạng 4G

- VIETTEL đã bắt đầu triển khai xây dựng thử nghiệm 4G theo công nghệ LTE (Long Term Evolution) trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Và 75Mbps là tốc độ download tối đa của dịch vụ 4G trong buổi thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam do Viettel tiến hành ngày 16/5/2011.

- LTE là một hệ thống công nghệ được phát triển từ công nghệ GSM/UMTS (WCDMA, HSPA) đang được nghiên cứu, thử nghiệm để tạo nên một hệ thống truy cập băng rộng di dộng thế hệ mới, thế hệ thứ tư. Các mục tiêu của công nghệ này là tốc độ tải xuống đạt 100 Mbps, tốc độ tải lên đạt 50 Mbps với băng thông 20 MHz;

hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyểncủa thuê bao là 0 - 15 km/h; vẫn chạy tốt với tốc độ từ 15 - 120 km/h .

- Công nghệ 4G với băng thông cực rộng cho phép tải các truyềntải các dữ liệu, âm thanh và hình ảnh động với chất lượng cao, nét và với thời gian nhanh tới chóng mặt. Các ứng dụng 4G có thể kể tới gồm hội nghị truyền hình, HDTV, truy nhập Internet băng tần rộng, giải trí trực tuyến...

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)