Theo số liệu tổng hợp phòng LĐ – TB&XH huyện Nam Đàn năm 2013, thu nhập của các hộ lao động ở nông thôn chủ yếu là từ Nông – Lâm – Ngư Nghiệp. Cụ thể:
Số hộ có thu nhập từ N – L – NN là 26.476 hộ chiếm tỷ lệ lớn 66,14%, số hộ có thu nhập từ CN – XD là 6.741 hộ, chiếm tỷ lệ 16,84%, cịn số hộ có thu nhập từ TM – DV là 4.242 hộ chiếm tỷ lệ thấp 10,60%, ngồi ra các hộ có thu nhập khác chỉ chiếm 6,42% trong tổng số hộ của huyện. Như vậy, đa phần lao động nông thôn huyện Nam Đàn hiện nay đang làm việc trong các ngành N - L - NN, đại đa số có thu nhập từ nơng nghiệp. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kiêm ngành của lao động nông thôn
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
huyện chưa nhiều. Đây là một hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của bộ phận lao động này. Điều này được thể hiện ở bảng 2.14:
Bảng 2.14. Tình hình cơ bản hộ phân theo ngành chính của huyện Nam Đàn
Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ có thu nhập từ N – L - NN 26.476 66,14 Số hộ có thu nhập từ CN - XD 6.741 16,84 Số hộ có thu nhập từ TM – DV 4.242 10,60 Số hộ có thu nhập từ các nguồn khác 2.570 6,42 Tổng 40.029 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH năm 2013 của huyện)
Có thể thấy rõ qua điều tra tình hình thu nhập của 100 lao động nơng thơn ở 4 xã Nam Lộc, Nam Tân, Nam Giang và Nam Anh như sau:
Bảng 2.15: Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động nông thôn huyện Nam Đàn
Thu nhập Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Dưới 1triệu/tháng 24 24,00
Từ 1 triệu – dưới 2 triệu đồng/tháng 30 30,00 Từ 2 triệu – dưới 3 triệu đồng/tháng 21 21,00 Từ 3 triệu – dưới 4triệu đồng/tháng 15 15,00
Trên 4 triệu đồng/tháng 10 10,00
Tổng 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua bảng 2.15 và qua điều tra phỏng vấn ta thấy, thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm 24,00 % chủ yếu làm ruộng, thu nhập chủ yếu dựa vào đồng ruộng, chăn nuôi lợn, gà trong gia đình trừ đi chi phí chăm bón thì thu nhập chỉ dưới 1 triệu đồng. Số lượng này chiếm tỷ lệ khá lớn trong số lao động nông thôn của huyện. Từ 1 triệu – 2 triệu đồng/tháng chiếm 30,00% chủ yếu là làm nghề may, sửa xe, buôn bán nhỏ. Từ 2 triệu – dưới 3 triệu đồng chiếm 21,00% chủ yếu là làm nghề thợ mộc, mây tre đan, làm chiếu, nấu rượu, chạy xe ôm...Từ 3 triệu – dưới 4 triệu chiếm 15,00% chủ yếu là các
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
lao động làm việc trong các doanh nghiệp công ty. Cịn lại 10,00% lao động có thu nhập trên 4 triệu đồng 1 tháng đa số là lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ có thu nhập cao và ổn định. Điều này cho thấy, thu nhập của lao động nơng thơn cịn thấp, có nhiều hộ thu nhập khơng đủ để trang trải cho cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện, tiềm năng của vùng, tăng cường công tác GQVL để ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
2.2.2.2. Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đàn, tỉnh Nghệ An.
*Thứ nhất, chính sách dạy nghề cho người lao động
Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại quyết định 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ. Huyện Nam Đàn đã đưa ra một số chính sách đối với lao động nơng thôn học nghề như sau:
- Lao động nơng thơn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa khơng q 200.000 đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
- Lao động nơng thơn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và học nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2.5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
- Lao động nông thơn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
*Thứ hai, về chính sách khuyến khích XKLĐ.
- Đối với đơn vị tuyển dụng lao động: Được tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện công tác XKLĐ tại địa bàn, được UBND huyện khen thưởng 3 triệu đồng trong năm nếu tuyển dụng được 150 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài, khen thưởng 1,5 triệu đồng trong năm nếu tuyển dụng được từ 100 đến dưới 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Đối với các xã, thị trấn trong năm đưa từ 150 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài thưởng 5 triệu đồng, đưa từ 100 đến dưới 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài thưởng 3 triệu đồng, đưa từ 50 đến dưới 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài thưởng 2 triệu.
- UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí cho bộ phận xúc tiến việc làm và liên kết tuyển dụng lao động tại trường trung cấp nghề kỹ thuật công – nơng nghiệp hoặc phịng LĐ – TB&XH theo cơ chế điều hành kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm. Kinh phí thưởng lấy từ ngân sách huyện.
*Thứ ba, UBND huyện trích ngân sách hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức cá nhân chủ
động tìm kiếm thị trường lao động trong và ngồi nước, cung ứng lao động có hiệu quả theo từng đơn hàng cho các đơn vị tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện.
*Thứ tư, tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi ruộng đất để thuận lợi canh tác và
chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề khác, tùy vào thực tế của từng địa phương để xây dựng khung giá chuyển nhượng phù hợp và tạo điều kiện cho người chuyển nhượng làm thủ tục nhanh gọn.
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn 2.2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.