Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

c) Nguyên nhân của những hạn chế trên

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn.

Trước thực trạng về tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động tồn huyện. Cơng tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Huyện Nam Đàn cần phải đáp ứng các yêu cầu chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

của huyện, phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của huyện, gắn với nhu cầu thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để xây dựng chương trình đào tạo thiết thực cho hoạt động lao động sản xuất của bà con nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở nơng thơn. Vì thế huyện Nam Đàn cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:

- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống.

- Mở rộng và nâng cấp các trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn huyện để tăng quy mô đào tạo và tạo điều kiện về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông thôn tham gia học nghề.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nơng thơn, trong đó đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn. Đặc biệt đẩy mạnh công tác đào tạo nghề ngắn hạn nhằm mục đích tạo điều kiện cho người lao động nông thôn tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cũng như chế biến nông, lâm, hải sản. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghề khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tiến hành đồng thời ở các vùng nhằm mục đích trang bị kiến thức và giúp người lao động nơng thơn làm việc ngày càng có hiệu quả kinh tế cao.

+ Đối với ngành nghề dài hạn: Phải trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chun sâu, có khả năng đảm nhận những cơng việc phức tạp, học viên có thể thích nghi với cơ chế thị trường và có thể vươn lên đạt trình độ cao hơn.

+ Đối với dạy nghề ngắn hạn: cần trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nhất định về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp,… để học viên xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thơn, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, đất đai để các đơn vị cá nhân mở các cơ sở

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

dạy nghề thực hiện liên doanh, liên kết trong công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học để tạo cơ sở quan trọng cho người lao động huyện nhà tiếp tục được đào tạo nghề, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

- Xúc tiến thành lập trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề của huyện. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích các hộ gia đình ở địa phương có kinh nghiệm phát triển sản xuất nhận đỡ đầu hướng dẫn cho các hộ khó khăn. Hình thức này dễ thực hiện và khơng tốn kém.

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị kinh tế, các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động. Tổ chức nhiều loại hình dạy nghề gắn với GQVL tại chỗ cho nông dân.

- Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là đề án 1956). Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w