Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)

c) Nguyên nhân của những hạn chế trên

3.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Theo ý kiến điều tra khảo sát 20 cán bộ công nhân viên chức trong UBND Huyện Nam Đàn về vấn đề GQVL cho người lao động nông thôn huyện Nam Đàn tôi rút ra được giải pháp chú trọng về phát triển nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Cụ thể:

- Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và khai thác hết mọi nguồn lực của huyện như điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp,… bởi đây là ngành kinh tế sử dụng số lượng lao động lớn nhất địa bàn huyện, đồng thời nông nghiệp sẽ là cơ sở cho các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

- Đi đôi với việc tập trung phát triển nông nghiệp thì huyện phải đầu tư phát triển ngành Cơng nghiệp, Dịch vụ nhất là những ngành phục vụ cho nông nghiệp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lao động tại chỗ.

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn 3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nam Đàn phải được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nam Đàn phải đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong huyện nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và giá trị lợi nhuận trên điện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng dân. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Nam Đàn phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước, có hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội cao. Muốn vậy, Nam Đàn phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc đưa nhanh các loại cây giống, vật ni có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng như Lúa tám thơm ở Nam Giang, Nam Lộc, Nam Tân,…; lạc ở xã Nam Hồng; Chanh ở các xã vùng núi như Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thái,… Và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa nơng sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn lực. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp và tăng sản lượng nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Khai thác tiềm năng đất đai các xã vùng bán sơn địa để xây dựng các trang trại có quy mơ vừa và nhỏ.

- Làm tốt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu hoạt động của cơng nghệ. Khơng có kết cấu hạ tầng thích hợp với cơng nghệ thì khơng thể duy trì hoạt động hay hoạt động khơng có hiệu quả.

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây có tính mùa vụ, giá trị thấp sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị hàng hóa, áp dụng các hình thức sản xuất thâm canh, tăng vụ đưa các loại giống cây con có năng suất, chất lượng sản xuất để rút mạnh số lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nông sản tăng lên. Tiêu biểu như việc chuyển những khu vực trồng ngô, lạc cho năng suất thấp sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn như Dưa đỏ, dưa chuột, bí xanh, cà rốt, ớt xanh xuất khẩu ở

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

Xã Nam Tân, Nam Anh, Kim Liên… thực hiện tăng vụ như trồng ngô trên đất lúa để tăng thu nhập ở Nam Lộc, Nam Đông,… mở rộng diện tích trồng hoa tại Xn Hịa, Kim Liên, Hùng Tiến và Thị trấn Nam Đàn…

- Phát triển công nghiệp nhỏ, cơng nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa cho nơng nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)