Là q hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, nói cụ thể hơn là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Nam Đàn được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch, cùng với thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò tạo thành tam giác phát triển du lịch của Nghệ An ở Bắc Trung Bộ. Các hoạt động du lịch đầu năm, lễ hội Vua Mai,… vẫn luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong những năm qua, phát huy thuận lợi và từng bước khắc phục khó khăn với sự nỗ lực phấn đấu, tập trung nâng cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự chủ động của nhân dân cả huyện nên tình hình kinh tế huyện Nam Đàn có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 6,43% đạt 90,1%KH. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 2010) ước đạt 4.647.457trđ đạt 96,56% KH, tăng 6,39% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản 1.663.520 trđ đạt 102,34% KH, tăng 7% so với năm 2012; Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng 2.023.651 trđ, đạt 92,21% KH, tăng 4,88% so với năm 2012; Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 960.286 trđ, đạt 96,7% KH, tăng 8,59% so với năm 2012.
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn Năm 2010 2011 2012 2013
Giá trị cơ cấu (%)
Giá trị cơ cấu (%)
Giá trị cơ cấu (%)
Giá trị cơ cấu
(%)
Nông nghiệp 52,73 50,05 41,63 39,14
Công nghiệp – Xây dựng
24,98 26,33 30,23 30,12
Dịch vụ 22,29 23,62 28,14 30,74
Tổng số 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nam Đàn)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, theo đúng định hướng công nghiệp hố hiện đại hố đề ra đó là: giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối chậm và tỷ trọng của ngành nơng, lâm, ngư nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm với 52,73% năm 2010 giảm xuống còn 41,63% năm 2012 xuống còn 39,14% năm 2013; tỷ trọng ngàng dịch vụ cũng tăng với 22,29% năm 2010 tăng lên 28,14% năm 2012 lên 30,74% năm 2013; tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng cũng có sự tăng nhẹ từ 24,98% năm 2010 lên 30,12% năm 2013. Trong bản thân các ngành cũng có sự phát triển đúng hướng.
- Về Nơng – Lâm – Thủy sản: Thì có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong nền
kinh tế của huyện (từ 52,73% năm 2010 giảm xuống còn 39,14% năm 2013) nhưng lại có sự tăng lên về giá trị tuyệt đối (tăng từ 468.513 triệu đồng năm 2010 lên 1.663.520 triệu đồng năm 2013). Tuy đã có sự chuyển dịch nhanh chóng và nâng cao năng lực sản xuất trong ngành nhưng sự tăng lên này không đều đặn qua các năm. Trong nội ngành nông nghiệp, chăn nuôi phát triển mạnh, cơ cấu cây trồng chuyển đổi tích cực, tăng nhanh về giá trị trên đơn vị diện tích, các loại giống cây, con đạt năng suất cao được đưa vào sử dụng rộng rãi. Lâm nghiệp với diện tích đất rừng tăng nhanh, độ che phủ lớn. Ngành ngư nghiệp được huyện hỗ trợ mạnh nhằm đa dạng hóa mơ hình hơn nữa. Ni thả cá được mở rộng với Diện tích ni cá 1.467 ha đạt 75,23% KH năm 2013 (trong đó: diện tích ao 1.173 ha; DT cá lúa 366 ha), sản lượng thuỷ sản (kể cả đánh bắt) dự ước 3.542, trong đó sản lượng cá ni thả cá nước ngọt với các loại cá đa
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
dạng như cá trắm, cá trôi, cá mè, cá rô phi đạt 3.200 tấn đạt 86,5% KH bằng 100% so cùng kỳ năm 2012. [18; 3]
- Về Cơng nghiệp – Xây dựng: Có sự chuyển biến tích cực đúng hướng chung của
cả nước. Khơng chỉ có sự tăng lên về mặt tỷ trọng từ 24,98% năm 2010 lên 30,12% năm 2013 mà cịn có sự tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối từ 658.818 triệu đồng năm 2010 lên 2.023.651 trđ năm 2013, đạt 92,21% KH năm 2013. Tiểu thủ công nghiệp những năm gần đây được huyện khuyến khích phát triển mạnh, tổ chức được các lớp học nghề thủ công truyền thống cho lao động ở các xã, tuy nhiên tốc độ cịn chậm. Về cơng nghiệp, huyện đang tiến hành các quy trình lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Nam Thái, Nam Giang và Rú Bùi Khánh Sơn. Các ngành nghề khuyến khích đầu tư là sản xuất dệt may, cơ khí, các mặt hàng tiêu dùng… Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Ưu tiên khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng nhờ có lợi thế về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Về Dịch vụ - Thương mại: Các ngành nghề DV-TM tiếp tục phát triển, tổng số
hộ kinh doanh tăng 7%, số lao động tăng 14% so cùng kỳ. Các hệ thống chợ nông thôn như chợ Sa Nam, chợ Rộ, chợ Nam Lộc, chợ Cống…ngày càng được xây dựng, củng cố, hoàn thiện trở thành trung tâm thương mại của huyện, giao lưu buôn bán ngày càng phát triển người dân thuận tiện hơn cho việc buôn bán, tạo việc làm tăng thu nhập. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng dần đều qua các năm đáp ứng đủ lượng hàng hóa cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Có sự chuyển biến tích cực theo đúng hướng chung của cả nước. Về tỷ trọng có sự tăng lên mạnh mẽ từ 22,29% năm 2010 lên 30,74% năm 2013, cùng với đó là sự tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối từ 226.229 triệu đồng năm 2010 lên 960.268 triệu đồng năm 2013, đạt 96,7% KH năm 2013 đề ra.
2.1.2.2. Về lĩnh vực xã hội
Thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 23,5 trđ tăng 1,5 trđ so với năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định dưới 1%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chỉ còn 17,8%; tỷ lệ hộ nghèo từ 9,81% giảm xuống cịn 7,5%; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường; giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú và được nâng cao.
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn 2.1.2.3. Tình hình Dân số, lao động.
Dân số là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nam Đàn đang là một huyện nơng nghiệp nên có dân số khá đơng và nguồn lao động dồi dào.
Tổng dân số của huyện Nam Đàn tính đến cuối năm 2013 là 153.532 người, trong đó nam là 71.040 người (chiếm 46,27%) và nữ là 82.492 người (chiếm 53,73%) tổng dân số. Dân số huyện Nam Đàn phân bố không đồng đều chủ yếu sống ở khu vực nơng thơn (có 146.830 người, chiếm 95,63% tổng dân số), dân số sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6.702 người, chiếm 4,37% tổng dân số).
Bảng 2.2: Dân số và lực lượng lao động qua các năm
Tiêu chí Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Tổng dân số Người 150.601 150.997 152.112 153.532 Số người trong độ tuổi lao
động
Người 98.561 99.221 99.383 99.666
Nữ Người 49.886 50.063 50.342 50.848
Nguồn: Chi cục thống kê Huyện Nam Đàn
Quan sát bảng 2.2 ta thấy số lao động của huyện tăng lên qua các năm tương ứng với sự tăng lên của số dân. Năm 2010 lao động của huyện là 98.561 người, chiếm 65,45% tổng dân số của huyện. Đến năm 2013, số lao động tăng lên 99.666 người, chiếm 64,92% tổng dân số của huyện. Với một quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình nhưng số người trong độ tuổi lao động tăng lên đáng kể qua các năm và có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Điều này tạo sức ép về việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn thời kỳ nông nhàn.
Về cơ cấu lao động theo giới, lao động nữ luôn chiếm gần tương đương với lao động nam. Lao động nữ năm 2010 là 49.886 người (chiếm 50,61% lực lượng lao động) đến năm 2013 lực lượng lao động nữ là 50.848 người (chiếm 51,02% lực lượng lao động). Chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, tuổi thọ bình quân được tăng dần. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng dân số trong huyện có nhiều tiến bộ qua các năm. Những đặc điểm đó sẽ là những điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết việc làm và phát triển KT – XH của huyện.
2.1.3. Đánh giá chung
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
- Thứ nhất: Huyện có vị trí địa lý thuận lợi, được xem là cửa ngõ của vùng kinh tế
phía tây Tỉnh, với vị trí tiếp giáp nhiều huyện trong và ngồi tỉnh, phát huy có hiệu quả lợi thế này, huyện đang xây dựng kế hoạch kết hợp với Vinh, Cửa Lò và các huyện lân cận để phát huy, phát triển tối đa nội lực trong tất cả các ngành, lĩnh vực của huyện. Hệ thống giao thông đã được bê tơng hóa rất thuận lợi cho việc lưu thơng giữa các huyện tiếp giáp.
- Thứ hai: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho huyện phát triển
kinh tế tồn diện, đặc biệt là các ngành Cơng nghiệp – Xây dựng sử dụng nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chế biến nông lâm nghiệp.
- Thứ ba: nguồn nhân lực dồi dạo giá rẻ, nhân dân cần cù lao động, trình độ tiếp
thu khoa học kỹ thuật tương đối khá.
- Thứ tư: cơ cấu kinh tế trong những năm qua chuyển dịch đúng hướng, CN – XD
đang có tiềm năng để phát triển có thể hình thành các tổ hợp tác, các khu công nghiệp tập trung sử dụng nguyên liệu tại chỗ như sản xuất vật liệu xây dựng,…
*Về khó khăn:
- Thứ nhất, địa hình chia cắt, khí hậu diễn biến phức tạp hạn hán, bão lụt, rét đậm
kéo dài ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân.
- Thứ hai, cơ sở hạ tầng KT – XH đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu và tiềm năng của nền sản xuất ngày càng phát triển.
- Thứ ba, dân số phát triển nhanh trong khi tốc độ phát triển KT – XH chưa tương
xứng gây áp lực lớn về đời sống và việc làm.
- Thứ tư, nền kinh tế cịn mang nặng tính thuần nơng. Sản xuất nơng nghiệp là chủ
yếu, năng suất cây trồng, vật ni cịn thấp có nhiều vùng khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp.
Tóm lại, nhìn chung tình hình KT – XH của huyện khá phát triển nhưng vẫn cịn ở trình độ thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ lao động khơng cao cho nên thu nhập bình quân của người lao động cịn thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của cả nước.
2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động nông thôn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An An
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì nhân tố lao động là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Lực lượng lao động dồi dào chính là tiềm năng cần được khơi dậy góp phần vào công cuộc phát triển KT – XH.
Nam Đàn là huyện có lực lượng lao động dồi dào. Trong giai đoạn 2010 – 2013 dân số của huyện Nam Đàn tăng 2931 người, tăng 1,95% so với năm 2010. Trong đó khu vực thành thị lực lượng này tăng lên 233 người (tăng 7,95%), cịn ở khu vực nơng thơn tăng 2698 người. Còn dân số làm việc trong nền kinh tế quốc dân năm 2013 là 99.666 người tăng lên 1105 người, (tăng 1,12%) so với năm 2010. Tỷ lệ tăng của lực lượng lao động gần xấp xỉ với tốc độ tăng dân số.
2.2.1.2. Về cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.a) Theo độ tuổi a) Theo độ tuổi
Lực lượng lao động ở nước ta nói chung và lực lượng lao động nơng thơn ở Nam Đàn nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Dân số huyện Nam Đàn theo nhóm tuổi năm 2013
Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ (%) 0 – 14 28.373 18,6 15 – 34 60.286 39,54 35 – 59 39.267 25,76 Trên 60 24.536 16,1 Tổng 152.462 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH năm 2013 của huyện)
Qua bảng trên ta thấy rằng: Năm 2013 huyện có 58,14% dân số dưới 35 tuổi, trong đó số người dưới 15 tuổi cũng chiếm một tỷ lệ khá cao 18,6% (tương đương với 28.373 người). Ta có thể thấy được thế mạnh của huyện được thể hiện ở quy mô lực lượng lao động có cơ cấu trẻ: Số lao động có độ tuổi từ 15 – 34 là 60.286 người, chiếm đến 39,54% lực lượng lao động; số lao động có độ tuổi từ 35 – 59 là 39,267 người, chiếm 25,76% dân số. Đặc biệt, số người trong độ tuổi từ 15 – 34 có ưu thế cả về thể lực và trí tuệ, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, tính nhạy bén, năng động, sáng tạo cao nên cần có chính sách đào tạo nghề hợp lý.