Quan điểm, phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

c) Nguyên nhân của những hạn chế trên

3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Quan điểm

Xuất phát từ những đặc điểm của lao động, việc làm ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện, vấn đề GQVL cho người lao động nông thôn phải quán triệt những quan điểm sau:

Thứ nhất, GQVL cho lao động nông thơn là nhiệm vụ chung của tồn xã hội,

nhưng trước hết và quan trọng nhất là bản thân người lao động, phải tạo cho người lao động ý thức vươn lên, tăng khả năng tự tạo việc làm để nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình họ.

Thứ hai, GQVL khơng chỉ tạo ra việc làm mới mà cần có những giải pháp đồng bộ,

tổng thể để tăng thời gian và hiệu quả làm việc trong ngày và số ngày làm việc trong năm. Tức là GQVL phải gắn với phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động tạo thêm nhiều giá trị trên một đơn vị diện tích.

Thứ ba, GQVL phải căn cứ vào tình hình thực tế, tính đặc thù của địa phương về

cơ cấu cây trồng, vật ni để có những giải pháp hữu hiệu đồng thời phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp một cách hợp lý, phải hướng đến sự phát triển KT – XH của địa phương, gắn GQVL cho người lao động với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thứ tư, GQVL cần thực hiện nâng cao dân trí, phát triển giáo dục tồn diện. Đẩy

mạnh cơng tác đào tạo nghề, GQVL nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tay nghề, thực hiện chuyển dịch phân bổ lại lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, GQVL cần tạo chuyển biến cơ bản về phát triển thương mại, nâng cao

hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN, các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan lát...thu hút các doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, mở rộng thương mại, dịch vụ đến các vùng

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

nơng thơn nhằm thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nơng nghiệp.

Thứ sáu, GQVL cần gắn với các chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn, đào tạo và

chuyển đổi nghề cho các đối tượng bị mất đất sản xuất do q trình đơ thị hóa, lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, có biện pháp tạo việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề cho số lao động dôi dư từ các doanh nghiệp.

3.1.2. Phương hướng

Nâng cao chất lượng sức khỏe, thể trạng của lao động nông thôn, rèn luyện tác phong và kỹ năng làm việc cho lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao chất lượng lai động, mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

Phát triển việc làm mới trong nơng thơn phải tính đến hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, khai thác hợp lý nguồn lực tự nhiên để kết hợp sử dụng hiệu quả nhân lực nông thôn.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề nông thôn để tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho nông dân cần gắn kết chặt chẽ với việc làm sau đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Điều tiết và dịch chuyển lao động theo hướng đưa lao động dư thừa ở nông thôn đặc biệt là lao động trẻ sang các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu lao động hoặc các hoạt động khác ở các khu công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trong và ngồi huyện.

Bố trí sắp xếp lại lao động tại chỗ gắn liền với u cầu phát triển nơng thơn tồn diện theo hướng CNH, HĐH. Phát triển việc làm tại chỗ ở nông thôn theo hướng:

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa dạng hóa vật ni, cây trồng, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng trong địa bàn huyện nhằm thu hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh trong nơng thơn.

- Phải phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nhất là đời sống của nơng dân. Đó là những ngành có nguyên vật liệu có sẵn trên địa bàn huyện.

GVHD: Th.S Lê Văn Sơn

- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn gắn với quá trịnh phân công lại lao động xã hội trong nông thôn.

3.1.3. Mục tiêu

Trong thời gian tới (từ nay đến năm 2015) trong công tác GQVL của huyện Nam Đàn cố gắng phần đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Giảm tình trạng lao động thiếu việc làm trong nông thôn, tiến tới đảm bảo đủ việc và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động.

- Nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo và điểu chỉnh cơ cấu đào tạo nghề hợp lý, phù hợp với nhu cầu xã hội. Năm 2013 số lao động qua đào tạo là 52%, phấn đấu đến năm 2015 tăng lên trên 54%.[18]

- Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho số lao động chưa qua đào tạo nghề. Giải quyết việc làm cho 2.600 lao động trong đó lao động đi XKLĐ là 1.300 người với lao động có tay nghề chiếm 45% cịn lao động phổ thơng chiếm 55%, lao động có việc làm tại chỗ là 800 người, lao động có việc làm tại các cơng ty doanh nghiệp nhà nước là 500 người.

- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời chuyển đổi ngành nghề N – L – NN sang ngành nghề khác từ 13.000 – 17.000 lao động nhằm giảm nhanh số lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 53,24% năm 2013 xuống nhỏ hơn 45%, đồng thời tăng lao động trong ngành CN – XD lên 21%, ngành thương mại và dịch vụ là xấp xỉ 34%.

- Nâng tỷ lệ số hộ phi nông nghiệp trong nông thôn, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và xây dựng nghề mới trên cơ sơ lợi thế về nguyên liệu như tre, gỗ, lương thực,…

- Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề, công tác XKLĐ nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nơng thơn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Đồng thời cần có sự đầu tư hợp lý trong việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề trên địa bàn huyện.

- Xây dựng củng cố ban chỉ đạo và đội ngũ làm công tác GQVL – XKLĐ từ cấp huyện đến xã, thị trấn về chương trình kế hoạch chủ động từ đầu năm và dài hạn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w