c) Nguyên nhân của những hạn chế trên
3.2.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và hàng hóa nơng sản, các ngành có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định trên địa bàn huyện. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các lợi thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống điện, đường giao thơng, phí đào tạo nghề...phát huy vai trò của nguồn vốn từ quỹ quốc gia GQVL để hỗ trợ các làng nghề, các hộ kinh doanh một phần vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh như Làng mộc nề Nam Hoa, Làng rèn Quy Chính, Làng tương Tự Trì xã Vân Diên, làng nón Đơng Liệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung, làng gạch ngói Nam Giang,…
- Cũng cố và phát triển các làng nghề truyền thống như: mộc dân dụng, mộc cao cấp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, làm tương truyền thống...phát huy vai trò dạy nghề, truyền nghề GQVL tại chỗ cho các làng nghề, TTCN, trong thời gian qua có hàng trăm lao động đã được dạy nghề và GQVL thông qua các làng nghề hàng năm.
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện việc xây dựng, thu hút đầu tư. Xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, TTCN, thu hút đầu tư mọi nguồn lực và đảm bảo môi trường phát triển bền vững vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, bia, nước giải khát, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt máy, cơ khí chế tạo, phụ tùng, lắp ráp...
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành TTCN ở nông thôn. Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người lao động. Đặc biệt là tiếp tục mở rộng và phát triển các làng nghề truyền thống, các làng nghề mây tre đan xuất khẩu. Nâng cao số lượng, chất
GVHD: Th.S Lê Văn Sơn
lượng, mẫu mã và chủng loại hàng hóa TTCN để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.