Những kết quả đạt được trong việc GQVL cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 45)

Trong thời gian qua, với những chủ trương và chính sách đúng đắn của các cấp, các ngành lãnh đạo của huyện Nam Đàn đã quan tâm tới vấn đề GQVL cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

* Thứ nhất, Tạo ra được gần 2.600 số việc làm cho lao động của Huyện làm giảm

tình trạng thất nghiệp cho lao động đồng thời là cơ sở để nâng cao thu nhập cho người lao động lên 23,5trđ đạt 106,8% KH tăng 1,5trđ so với năm 2012. Góp phần lớn vào ổn định đời sống nhân dân và phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện Nam Đàn.

* Thứ hai, về kết quả của hoạt động đào tạo nghề

- UBND huyện đã phối hợp với các cấp, các ngành cùng với 02 cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện mở các lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp như: May công nghiệp, sửa chữa máy, nghề mộc, trồng hoa, làm tương truyền thống,…cho các lao động trên địa bàn huyện.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức, viên chức thì huyện đã cử cán bộ cơng chức viên chức có thành tích xuất sắc đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, cơng chức.

* Thứ ba, hàng năm phịng LĐ – TB&XH huyện đã phối hợp với Hội dạy nghề và

XKLĐ tỉnh tổ chức tuyên truyền cho người lao động về các chế độ chính sách mới liên quan đến cơng tác XKLĐ. Có các tổ chức đồn thể đứng ra giới thiệu và bảo lãnh cho người dân trong huyện tham gia XKLĐ như: Hội nông dân, Hội phụ nữ...

* Thứ tư, Củng cố, phát triển mạnh các làng nghề truyền thống như mộc dân dụng,

nghề làm tương truyền thống, nghề làm bánh, làng nón, làng dệt, làng gạch ngói, làng rèn, thêu, trồng nấm,…tạo khơng ít việc làm cho lao động nhàn rỗi và cả những người già của huyện. Đã có hơn 100 lao động nhàn rỗi được dạy nghề và GQVL thông qua các làng nghề truyền thống mỗi năm. Các làng nghề truyền thống ở huyện Nam Đàn dần ổn định và đi vào phát triển bước đầu thích nghi về cơ chế thị trường, tạo ra một số sản phẩm mới, tạo việc làm cho người lao động dôi dư ở nông thôn, làm tăng giá trị nơng – lâm sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w