Hoạt động dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 31)

- Biện pháp tâm lý – GD: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền GD) là

1.3.1. Hoạt động dạy học ngoại ngữ

NN là ngôn ngữ của một dân tộc ở nước ngồi, nói gọn là tiếng nước ngồi. - DH NN là một HĐ truyền thụ và lĩnh hội một thứ tiếng nước ngồi một cách có mục đích, chương trình, ND, PP, KH, biện pháp tổ chức rõ ràng nhằm hình thành ở người học khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và sử dụng ngôn ngữ được học đạt mục tiêu đã định.

- Kỹ năng sử dụng NN được chia thành: kỹ năng thu nhận (bao gồm: nghe, đọc) và kỹ năng tái tạo (gồm: nói, viết). Trên cơ sở phân biệt yêu cầu từng kỹ năng mà người dạy có PP dạy và người học có PP học tương ứng, thích hợp.

Cũng như HĐ DH nói chung, HĐ DH NN bao gồm hai HĐ thống nhất hữu cơ gắn bó, quy định lẫn nhau trong cùng một HĐ: HĐ dạy NN và HĐ học NN.

1.3.1.1. Đặc điểm của hoạt động Dạy ngoại ngữ

- Trong HĐ dạy tiếng nước ngoài, người dạy truyền thụ thứ NN là ngơn ngữ vốn có sẵn, đã và đang được dân tộc đó sử dụng. Điều này khác với HĐ nghiên cứu khoa học hay HĐ sáng tạo nghệ thuật.

- HĐ dạy NN là truyền thụ tiếng nước ngồi đó khơng phải để cho bản thân người dạy, mà là để tổ chức quá trình này cho HĐ học NN của người học. Nói cách khác, HĐ dạy NN của GV tạo ra ND cho HĐ học NN của SV; còn HĐ học NN của SV là điều kiện duy trì HĐ dạy NN của GV.

1.3.1.2. Đặc điểm của hoạt động Học ngoại ngữ

- Tiếng nước ngoài cần học là đối tượng của HĐ học NN.

- HĐ học NN hướng vào làm biến đổi chính chủ thể (người học) của HĐ này. - HĐ học NN trong nhà trường khác với học NN diễn ra trong đời sống thường ngày có tính tự phát như trẻ em học tiếng mẹ đẻ. HĐ học NN trong nhà trường mang tính tự giác, có mục đích, KH, chương trình - ND, biện pháp tổ chức rõ ràng. Bản chất việc học nói chung, học NN nói riêng được hiểu là sự biến đổi - biến đổi từ chỗ “khơng có đến chỗ có”, hoặc từ chỗ “có ít đến chỗ có nhiều hơn”. Đó chính là sự biến đổi về khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và sử dụng được tiếng nước ngồi đó như một cơng cụ giao tiếp.

- HĐ học NN theo cơ chế lĩnh hội, tái tạo chứ không phải cơ chế sáng tạo phát minh như các HĐ khác. Tiếng nước ngoài cần học, được người học đồng hoá tạo ra cái mới về PP phản ánh, khái quát hiện thực và thơng báo để cho chính bản thân người học chứ khơng phải cho ai khác. Học tiếng nước ngoài là tiếp thu, lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và việc sử dụng tương ứng với ngơn ngữ đó.

1.3.1.3. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của hoạt động dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học

a) Cơ sở tâm lý học

Dạy và học NN dựa trên những nguyên tắc, quy định bắt buộc nhưng phải tính đến yếu tố tâm sinh lý, lứa tuổi người học và đặc thù môn học.

Để thực hiện có chất lượng giảng dạy, mọi HĐ trong nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu ĐT song cũng cần phải chú ý tới tâm sinh lý SV, đặc điểm lứa tuổi để đưa ra những yêu cầu về ND, PP cho phù hợp với khả năng tiếp thu của SV.

Khác biệt căn bản so với các mơn học khác đó là dạy và học NN không mang tính chất gị ép, khơ cứng hoặc theo một khuân mẫu nhất định vì khi tham gia vào bài học trên cơ sở hứng thú học tập, tự nguyện SV sẽ thể hiện được nhiều nhất tính năng động, sáng tạo của mình. Việc QL HĐ dạy của Ban chủ nhiệm Khoa đối với từng bộ môn hay QL HĐ học của SV trong giờ NN so với các môn học khác cũng có những điểm khác biệt.

Đối với một tiết dạy NN GV có thể vào bài bằng một vài câu chào hỏi bằng NN, những câu đơn giản, cách thức tự nhiên. Có thể bằng một câu chuyện, một tình huống mà mình gặp trên đường cho SV bình luận, đặt câu hỏi rồi yêu cầu trả lời. Đây là hình thức dạy và học “động não”- “brain storming”- một cách dạy rất phổ biến hiện nay. Hình thức này nhằm xới lên vấn đề để chuẩn bị giải quyết. Các qui tắc chung như sau:

- Mọi người nắm rõ vấn đề cần giải quyết.

- Chỉ phát biểu ý kiến tích cực, khơng chỉ trích bất cứ ý kiến nào đã nêu và khuyến khích mọi ý kiến.

GV có thể cho SV điểm tốt ngay nếu đưa ra phương án tốt hay kèm theo những lời động viên khích lệ, tránh rập khn máy móc.

Xuất phát từ cơ sở đó việc QL của Ban chủ nhiệm Khoa, tổ trưởng bộ môn đối với HĐ dạy và học NN cũng sẽ khác so với các môn học khác. Không nên buộc GV phải tn thủ một cách máy móc các tiến trình một bài giảng theo kiểu truyền thống trước đây. ĐG một tiết dạy cũng có những tiêu chuẩn riêng. Đi KT qua một lớp học, hoặc dự một tiết dạy NN khơng nhất thiết địi hỏi lớp học phải ngồi trật tự, ngay ngắn, chăm chú lắng nghe. Giờ học NN có thể là “học mà chơi - chơi mà học” đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả, khi SV học với tinh thần tự nguyện, thoải mái thì hiệu quả sẽ cao hơn. Với đa số các môn học khác SV ở trên lớp học bị ràng buộc bởi tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, nội quy chặt chẽ của nhà trường, còn trong giờ học NN cái chủ yếu ràng buộc họ đó chính là lịng say mê học tập, được khích lệ và được phát huy tài năng, sở thích của bản thân, được giao tiếp bằng NN trong mơi trường tiếng mà chính cơ- trị tạo nên.

b) Cơ sở giáo dục học

Dạy và học NN trong nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu GD quốc gia: “Mục tiêu GD là ĐT con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và BD nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[2,tr.88].

Xuất phát từ mục tiêu ĐT của nhà trường đối với mơn NN, đó là:

+ Có kiến thức cơ bản (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) tương đối hệ thống và hồn chỉnh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa bản ngữ.

+ Có kỹ năng sử dụng NN như một công cụ giao tiếp và đọc được các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến CM, nghiên cứu tài liệu nước ngồi hoặc theo học các chương trình bằng tiếng nước ngồi.

+ Có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và

ngơn ngữ của nước có thứ tiếng đang học, có nhu cầu và biết cách tự học để nắm vững và sử dụng NN trong học tập và trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 28 - 31)