Dạy và họ cở trên lớp theo quy định trong phân phối chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 38 - 43)

Đây là hình thức tổ chức dạy và học truyền thống, cơ bản, mà mọi GV phải thực hiện đủ và đúng theo phân phối chương trình, tức là GV thực hiện một giờ dạy trên lớp với 50 phút bao gồm HĐ dạy của GV và HĐ học của SV. Người dạy có thể thực hiện các PP trong quá trình bài giảng như thuyết trình, phát vấn, giáo cụ trực quan, động não. Thực hiện các giờ học như vậy cho đến khi kết thúc học kỳ.

- Các hình thức HĐ ngoại khố bộ môn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập.

Trên thực tế, nhu cầu cho HĐ này đối với tất cả các môn học là rất cao và nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc dạy và học NN. Các hình thức phổ biến dễ thực hiện như dàn dựng tiểu phẩm, kịch hóa bài khóa, cho SV tập đóng vai diễn ở phạm vi một nhóm, một lớp hoặc một khối. Thi tìm hiểu về đất nước, con người, phong tục, tập quán của đất nước mà SV được học tiếng. Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh.

1.3.5. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại học nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại học

1.3.5.1. Vai trò của hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Ngôn ngữ của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ chứa những nét văn hóa đặc trưng, vì vậy dạy NN khơng chỉ là dạy cho người học biết thêm tiếng nói của một dân tộc mà cịn cung cấp cho họ những hiểu biết về con người, văn hóa, địa lý, chính trị... của dân tộc đó. Người ta vẫn thường nói: Biết thêm một NN là sống thêm một cuộc đời.

NN là cánh cửa để ta mở rộng tầm kiến thức, nâng cao vốn hiểu biết. Khối lượng kiến thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các dự báo khoa học cho thấy vào thập niên đầu của thế kỷ 21 cứ khoảng 5 năm tri thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Học NN - biết một NN sẽ giúp chúng ta tiếp cận với tri thức nhân loại một cách nhanh nhất, “là con đường giúp ta tiến tới tri thức nhân loại và thương mại thế giới” - theo Howard 2003 (teaching and learning management). Trong xu

ngày càng diễn ra với quy mơ và tầm vóc lớn hơn. Sự cần thiết nắm vững NN, nhất là NN tiếng Anh càng trở nên bức thiết. Trong ngành GD, vấn đề giao lưu, hợp tác quốc tế được thể hiện từ những dự án GD mang tính quốc gia đến sự giao lưu, kết nghĩa giữa các trường ĐH, phổ thông. Trong tương lai không xa, chắc hẳn tất cả các cấp học sẽ liên thông, nằm trong mạng lưới quốc tế. Từ năm học 2010 – 2011, Bộ GD đã yêu cầu học tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 đối với 16 tỉnh thành trong cả nước và chắc chắn sẽ được nhân rộng hơn nữa.

Ngồi những giao tiếp thơng thường, người ta đi sâu vào học NNCN là để có thể tiếp cận với những điều văn minh, hiện đại đang thay đổi từng ngày. Tất cả các ngành nghề đều có vốn từ chun ngành riêng, vì vậy ngay từ khi cịn ngồi trên ghế giảng đường ĐH - nơi sẽ ĐT ra những lao động cho xã hội, SV rất cần tích luỹ vốn từ để đi sâu vào lĩnh vực CM của mình sau này.

1.3.5.2. Ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Với nét đặc trưng riêng, dạy và học NN không giống với các bộ môn khác. Trong quá trình dạy và học NN, người học phải tham gia ở tư thế chủ động hơn. Các kỹ năng nghe - nói - trả lời câu hỏi địi hỏi SV phải có khả năng tư duy nhanh và đặc biệt là phải có phản xạ kịp thời, mạnh dạn để có khả năng giao tiếp trong giờ học. Nhưng trên hết, người học phải luôn luôn cập nhật, học các từ mới liên quan đến chuyên ngành mình đang học tập. Để đạt được u cầu đó GV đóng một vai trị hết sức quan trọng, là người lập KH, tổ chức, sắp xếp, KT ĐG và khích lệ SV trong quá trình giúp các em từng bước lĩnh hội kiến thức của mơn học này.

DH NNCN sẽ giúp SV có được vốn kiến thức NN để có thể sử dụng các tài liệu bằng tiếng nước ngoài và vận dụng chúng vào cơng việc CM của mình trong tương lai.

Các giờ ngoại khóa mơn NN như tham gia câu lạc bộ nói tiếng Anh, hội thảo theo chủ đề, kịch hóa các bài khóa giúp các em hình thành tính năng động, độc lập, sáng tạo. Yêu cầu đối với công việc của nhà QL là lập KH, chuẩn bị kỹ lưỡng về ND, chương trình, về CSVC, ấn định về khơng gian, thời gian, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong q trình tổ chức.

Việc tổ chức tốt HĐ ngoại khóa mơn NN sẽ giúp tạo cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới các PP DH trong nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của SV, BD PP tự học, đặc biệt là rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

1.4. Vai trò của giảng viên và nhà quản lý trong việc dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học chuyên ngành ở bậc đại học

1.4.1. Vai trò của giảng viên

Trong HĐ dạy và học NN ở trường ĐH GV không chỉ là người cung cấp tri thức mà cịn là người định hướng cho SV tính tự chủ tiếp thu những kiến thức về ngành nghề đang theo học. Một GV giỏi không chỉ địi hỏi ở một trình độ CM vững vàng mà cịn địi hỏi ở cách QL có hiệu quả, biết khích lệ, động viên đúng lúc, đúng đối tượng làm cho SV u thích mơn học của mình, tự giác học tập, giúp cho học sinh khả năng tự nghiên cứu, say mê tìm tịi khoa học.

GV là người hướng dẫn các SV chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát hiện ra ở các em những khả năng nổi trội để có KH BD, phát triển tài năng, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Thực hiện thành công mục tiêu GD: Nâng cao dân trí, ĐT nhân lực BD nhân tài cho đất nước.

1.4.2. Vai trò của nhà quản lý

Trong trường ĐH, trực tiếp QL HĐ dạy của GV là tổ trưởng bộ môn và Ban chủ nhiệm Khoa (đứng đầu là trưởng khoa), QL việc thực hiện ND, chương trình, PP và lập KH HĐ mơn học cho một học kỳ, một năm học, QL việc KT, ĐG kết quả học tập của GV đối với SV đồng thời QL việc học của SV thông qua GV. QL tốt việc dạy sẽ mang lại kết quả học tập của SV tốt và ngược lại.

Muốn HĐ dạy và học sớm đi vào nề nếp và có hiệu quả thì người làm cơng tác QL phải có KH chi tiết, thường xuyên KT việc dạy và học dưới các hình thức định kỳ, đột xuất.

Ban chủ nghiệm Khoa đặc biệt là trưởng khoa phải có KH giao cho người phụ trách của mình, chú trọng việc trang bị CSVC phục vụ cho việc dạy và học NN như

đài, băng, đầu máy chiếu, màn hình và nguồn kinh phí cho các HĐ dạy và học NN cũng như ngoại khóa bộ mơn.

Tiểu kết chƣơng I

QL dạy và học NNCN là một phần không thể thiếu trong cơng tác QL GD ở các trường ĐH góp phần làm cho q trình giảng dạy trở nên tồn diện. Để làm tốt cơng tác này địi hỏi người làm công tác QL phải nắm vững cơ sở lý luận, dựa vào thực tiễn và phải có KH chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học. Các biện pháp QL quyết định một phần không nhỏ chất lượng của việc dạy và học ở trường ĐH. Ban chủ nhiệm khoa, tổ trưởng, các GV bộ môn phải nghiên cứu kỹ ND chương trình và có KH bộ môn chi tiết từng tháng, kỳ và cả năm. Tổ chức phối kết hợp KT ĐG thường xuyên. Trong giai đoạn hiện nay khâu KT ĐG đang được đổi mới mạnh mẽ nhằm đem lại kết quả dạy và học trung thực chống bệnh thành tích ảo trong GD và tiến tới thực hiện việc học thật - thi thật, lập lại kỷ cương trong ngành GD.

QL việc học của SV thông qua việc QL HĐ dạy của GV bằng các hình thức dự giờ, tổ chức thao giảng, KT thường xuyên...

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở ĐHQGHN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở ĐHQGHN

2.1. Một số nét về Khoa tiếng Anh – Trƣờng ĐHNN – ĐHQGHN

2.1.1. Khái quát về Khoa tiếng Anh – Trường ĐHNN – ĐHQGHN

Trước đây, Trường ĐHNN có tồn tại 2 Khoa cùng giảng dạy tiếng Anh, đó là Khoa Anh và Khoa NNCN. Khoa Anh đảm nhiệm việc dạy tiếng Anh cho tất cả SV của Trường ĐHNN; Khoa NNCN đảm nhiệm dạy NN cho các đơn vị thành viên của ĐHQGHN như Trường ĐHCN, Trường ĐHKT và Khoa Luật. Từ năm 2009, theo Quyết định của Giám đốc ĐHQGHN về việc sát nhập các bộ mơn tiếng nước ngồi của 2 trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn và ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa tiếng Anhh được hình thành trên cơ sở sát nhập Khoa NNCN và các GV dạy tiếng Anh của 2 tổ bộ môn trên cùng với Bộ môn NN 2 của Khoa Anh cũ để giảng dạy tiếng Anh NN 2 cho SV của Trường ĐHNN và SV học tiếng Anh của các trường thành viên trong toàn ĐHQGHN. Số cán bộ còn lại của Khoa tiếng Anh cũ được chia thành 2 Khoa Sư phạm tiếng Anh và Khoa Ngơn ngữ - Văn hóa các nước nói tiếng Anh để ĐT những cử nhân tiếng Anh của Trường ĐHNN.

2.1.1.1. Chức năng

Khoa Tiếng Anh là đơn vị QL hành chính cơ sở của Trường có chức năng : - ĐT tiếng Anh cho toàn bộ SV của ĐHQGHN ở các bậc ĐT ĐH và sau ĐH. - BD tiếng Anh cho đội ngũ CB viên chức, SV của ĐHQGHN theo nhu cầu. - Tham gia công tác ĐT ĐH, sau ĐH và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực CM.

2.1.1.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng chương trình, KH GD, học tập và chủ trì quá trình tổ chức ĐT; tổ chức quá trình ĐT và các HĐ GD khác trong chương trình, KH GD chung của Nhà trường.

- Giảng dạy tiếng Anh ở các chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao, chương trình đạt chuẩn quốc tế, cử nhân tài năng ở bậc ĐT ĐH và sau ĐH trong ĐHQGHN.

- Tham gia thực hiện các khoá BD và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo nhu cầu cho đội ngũ CB viên chức, SV của ĐHQGHN và các cơ quan, đơn vị ngoài ĐHQGHN theo quy định của Nhà trường.

- Tham gia giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu khoa học ở các khoa khác theo năng lực của cán bộ và điều động của Hiệu trưởng.

- Tổ chức HĐ khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn ĐT với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

- QL GV, cán bộ và SV thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng. - QL, lưu trữ kết quả học tập, rèn luyện của SV.

- QL chất lượng, ND, PP ĐT và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình mơn học do Hiệu trưởng giao.

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến PP giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng KH bổ sung, bảo trì thiết bị dạy- học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

- Xây dựng KH và tổ chức thực hiện cơng tác GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên và SV, tổ chức ĐT, BD nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ cho GV và cán bộ, nhân viên của Khoa.

- Tham gia xây dựng và phát triển ĐT sau ĐH. - QL CSVC , thiết bị của Khoa.

- Được quan hệ với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 38 - 43)