- Biện pháp tâm lý – GD: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền GD) là
1.3.2. Quản lý hoạt động dạy họ cở bậc đại học
1.3.2.1. Quản lý hoạt động DẠY của giảng viên ngoại ngữ
a) QL việc lập KH giảng dạy NN của GV
Xây dựng KH giảng dạy một môn học là việc làm vào đầu mỗi năm học mới của khoa, bộ mơn và từng GV, trong đó phải coi trọng việc phân phối chương trình sao cho tiến độ DH phù hợp với quỹ thời gian, phù hợp với chương trình, KH của Nhà trường, phù hợp với chương trình khung và hướng dẫn của cấp QL cao hơn. KH giảng dạy mơn học thường có các loại (năm học, học kỳ, chương của môn học, mỗi bài học), tạo điều kiện cho GV chủ động trong công tác giảng dạy suốt cả năm học, khoá học... đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc QL, KT của nhà trường, khoa, bộ môn,... Khoa, tổ môn là đơn vị trực tiếp QL KH giảng dạy của GV.
Đây là một khâu công việc vừa mang tính pháp lệnh - qui chế CM, vừa mang tính khoa học.
b) QL việc thực hiện chương trình giảng dạy
Để QL tốt việc này, Trưởng khoa hoặc Phó khoa phụ trách CM, đặc biệt là Trưởng bộ mơn cần phải nắm vững chương trình mơn học. Thường xuyên, định kỳ tiến hành KT, nắm tình hình, kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết về sử dụng đúng, dạy đủ các bài, đủ số tiết quy định cho mơn học trong khố học, về sự đúng tiến độ, về sự KT ĐG kết quả học tập của SV,...
c) QL việc chuẩn bị bài giảng lên lớp của GV
- Soạn bài chính là lập KH giảng dạy từng bài giảng cho một hoặc một số tiết lên lớp, có khi là một chương của giáo trình. Nhờ đó, khi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trước sẽ giúp cho GV chủ động về ND kiến thức, kỹ năng... của bài giảng và sẽ đạt kết quả mĩ mãn.
- Trưởng Khoa phối hợp với Trưởng bộ mơn phải có KH QL việc lập KH bài giảng của các GV theo quy chế, quy định chung. QL tốt việc chuẩn bị bài giảng lên lớp là một trong những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng DH.
d) QL việc dự giờ và rút kinh nghiệm các giờ dạy
- Dự giờ và ĐG bài lên lớp bằng PP phân tích sư phạm là cơng việc quan trọng của cán bộ QL nhà trường, của Khoa và bộ môn. Hiệu quả của công việc này tác động tích cực đến cả GV và SV. Trưởng Khoa và trưởng bộ mơn cần có KH tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm. Thơng qua đó, các GV trong bộ mơn sẽ có dịp trao đổi kinh nghiệm CM - nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng DH.
- Cần chú ý áp dụng để phân tích sư phạm bài lên lớp, nghĩa là xem xét bài lên lớp như một hệ thống toàn vẹn, một hệ thống hoàn chỉnh. Cần xem xét các bộ phận cấu thành của nó. Tìm ra mối liên hệ bên trong của các yếu tố tạo nên mỗi bước, tức là phân tích các mối liên hệ ngang; đồng thời phải xem xét mối liên hệ và tương tác giữa các bước với nhau, tức là phân tích các mối liên hệ dọc. Trên cơ sở phân tích các mối liên hệ và tương tác ngang và dọc đó, tìm ra ngun nhân của kết quả tích hợp của bài lên lớp.
e) QL, chỉ đạo việc áp dụng PP DH NN theo kiểu tích cực và kiểu chuyên biệt hoá theo hướng hiện đại hoá
- DH là một HĐ hết sức đa dạng và phức tạp, bao gồm những thao tác cả về trí tuệ lẫn vật chất, của cả thầy lẫn trị trong sự thống nhất hữu cơ nhằm mục đích cuối cùng là làm cho trò nắm vững được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành phẩm chất mới của nhân cách. Vì vậy các PP DH, trong đó có PP DH NN, cũng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Việc lựa chọn PP sao cho phù hợp (với môn học, mục tiêu, ND – chương trình, đối tượng ĐT của từng loại trường,...) là rất quan trọng. Trong DH, nhất là DH NN, thường kết hợp nhiều PP khác nhau, và luôn luôn cải tiến để phù hợp với từng giáo trình, chương học, từng tiết học...
- Một trong những biện pháp đổi mới GD, nâng cao chất lượng DH, mà Bộ GD - ĐT đã chỉ đạo, là cải tiến PP DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
trong học tập của người học. Đó cũng là một ND đổi mới QL GD, QL nhà trường, QL DH theo quan điểm “DH tập trung vào học sinh” là cần thiết và cấp bách.
- Để QL nâng cao chất lượng DH NN, ngoài việc chỉ đạo kết hợp linh hoạt thực hiện các PP DH khác nhau, nên và cần thiết tăng cường áp dụng phân hệ PP DH kiểu “tích cực” cùng phân hệ PP DH kiểu “chuyên biệt hoá theo hướng hiện đại hố” (DH chương trình hố; DH dùng phương tiện nghe – nhìn,...).
g) QL việc KT ĐG kết quả học tập của SV
- KT, ĐG tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là một giai đoạn không tách rời, một thành tố của quá trình DH.
- Nhờ KT, ĐG, GV nhận thấy SV đã biết gì, cái gì đã hiểu kỹ, cái gì chưa hiểu hay hiểu chưa đầy đủ. Đó cũng là cơ sở để GV ĐG công tác giảng dạy của mình, để điều chỉnh bổ sung; thấy được đặc điểm của từng SV và PP thích hợp trong giảng dạy. Dựa trên kết quả KT, GV cịn có thể hiểu thêm về chương trình, ND sách giáo khoa, giáo trình; từ đó là cơ sở cải tiến ND, PP DH.
- Qua KT, ĐG, SV biết được trình độ nắm tài liệu, bài học của mình để tự điều chỉnh HĐ của bản thân mình; Kích thích phát huy ưu điểm, nỗ lực khắc phục khó khăn, sửa chữa những yếu kém,....
- Đối với cơ quan QL GD, nhà trường, khoa, bộ môn, việc KT, ĐG cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nắm tình hình, thấy được kết quả cơng việc của thầy và trò; đồng thời cũng thấy được kết quả cơng việc QL của mình.
Tóm lại, đặc điểm của việc KT, ĐG kết quả học tập của SV là có ý nghĩa GD và DH. QL tốt công việc này là một trong những biện pháp QL nâng cao chất lượng GD nói chung, và DH NN nói riêng.
h) QL cơng tác BDCM, nghiệp vụ cho GV
Trong Luật GD tại Điều 64 về quyền của Nhà giáo quy định: “.... Được ĐT nâng cao trình độ, BDCM nghiệp vụ”; và trong Điều lệ Trường ĐH, Cao đẳng đã quy định về quyền lợi của GV: “... Được tham gia nghiên cứu khoa học, ĐT và BD để nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ...”.
Để QL tốt công việc này, nhà trường, khoa và bộ môn cần quan tâm những vấn đề cơ bản sau:
- Việc BDCM, nghiệp vụ là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, nằm trong hạng mục quan trọng trong KH chung của nhà trường, khoa và của bộ môn.
- ND chủ yếu của hình thức BD là tập trung vào sự cập nhật kiến thức, hướng dẫn việc cải tiến, áp dụng PP DH mới và hình thức tổ chức DH có hiệu quả như ở phần trên đã nêu.
- QL tốt công tác BDCM, nghiệp vụ cho GV là một trong những biện pháp QL cần thiết để thực hiện, nâng cao chất lượng DH.
1.3.2.2. Quản lý hoạt động Học của sinh viên
HĐ Dạy của GV, dù được tiến hành thích hợp đến mức độ nào đi nữa mà HĐ Học của SV không được thực hiện tốt thì cũng khơng thể đạt chất lượng mong muốn trong DH nói chung, DH NN nói riêng. Do vậy, việc QL HĐ học của SV là một khâu công tác quan trọng của quá trình DH, phải được các cán bộ QL, GV, SV trong trường, các bậc phụ huynh học sinh, toàn thể xã hội quan tâm, thực hiện.
ND công tác này rất đa dạng, phong phú. Để thu được những kết quả theo mục tiêu đã định, trong công tác QL cần chú trọng tới những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Xem xét, tính tốn đến những đặc điểm phát triển tâm-sinh lý lứa tuổi SV. - GD, xây dựng động lực, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho mỗi SV học mơn NN.
- Phát huy cao độ tính tự quản, tự lập, tự giác của mỗi SV kết hợp với phát động thi đua, thực hiện đôn đốc, KT nề nếp học tập (lên lớp, tự học ở nhà...) theo quy chế, nội quy đã định.
- Cải tiến PP DH theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm”. - Tổ chức đa dạng, phong phú các HĐ ngoại khố mơn NN.
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với HĐ của các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội, quần chúng trong trường, trong khoa, bộ môn, trong lớp.
- Nên và cần thiết có KH tạo điều kiện tổ chức hướng dẫn - chỉ đạo SV tham gia những đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và điều kiện thực tế. Đây là một trong những biện pháp đáng chú ý trong việc rèn luyện, BD nhân tài, trong việc QL nâng cao chất lượng DH ở trường ĐH, Cao đẳng.