II Nhóm biện pháp QL HĐ học của S
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ nói chung và quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng là một việc cần thiết, là nhu cầu thiết yếu để nâng cao chất lượng của nhà trường và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Các nhà lãnh đạo của ĐHQGHN cũng như trường ĐHNN đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc DH NN trong thời kỳ hội nhập nên đã động viên, khuyến khích các cán bộ QL cấp dưới triển khai HĐ một cách tích cực.
1.1. Về lý luận:
Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận QL, QLGD, QL nhà trường, QL HĐ DH ở bậc ĐH, QL HĐ DH NNCN ở bậc ĐH. Đồng thời, đưa ra mục tiêu, ND, ý nghĩa và vai trò của việc DH NNCN trong trường ĐH.
Cơ sở thực tiễn của luận văn đã chỉ ra sự tồn tại của các HĐ DH NNCN tại ĐHQGHN. Các HĐ này liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như GV, SV, CBQL, chương trình ĐT, KT ĐG... Sự ảnh hưởng của các biện pháp QL HĐ DH NNCN sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng ĐT NN, góp phần tạo thuận lợi cho nhà QL trong quá trình QL nhà trường.
Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về QL HĐ DH TACN của Trường ĐHNN và đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QL và chất lượng ĐT trong ĐHQGHN.
1.2. Về thực trạng:
Luận văn đã khảo sát và mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng công tác QL HĐ DH TACN trong ĐHQGHN. Để nghiên cứu các vấn đề này, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát ý kiến của cả CBQL, GV và SV về các vấn đề liên quan. Số liệu thu được từ các phiếu này được xử lý thông qua phần mềm tin học Excel để có được các kết quả khách quan và tin cậy.
Qua khảo sát và xử lý dữ liệu đã cho thấy sự nỗ lực và những kết quả mà Khoa tiếng Anh – Trường ĐHNN đã đạt được trong q trình DH TACN. Ngồi việc xây dựng được hệ thống các biện pháp tích cực chỉ đạo HĐ CM, thực hiện các HĐ có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng DH NNCN. Song trong cơng tác QL cũng bộc lộ thiếu sót, nhược điểm, có những ND chưa có được những biện pháp QL cụ thể hoặc có biện pháp QL nhưng hiệu quả thấp. Trong phạm vi từng đối tượng, QL HĐ DH NNCN xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau như tâm lý, nhận thức, trình độ kiến thức và kỹ năng, cơ chế, chính sách,... Thơng qua các số liệu thu thập được, tác giả đã cố gắng so sánh và lý giải những nguyên nhân này.
1.3. Đề xuất các biện pháp quản lý
Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, luận văn mạnh dạn đề xuất các nhóm biện pháp QL HĐ DH TACN tại ĐHQGHN như sau:
- Nhóm biện pháp QL HĐ dạy của GV. - Nhóm biện pháp QL HĐ học của SV.
Trong mỗi nhóm có các biện pháp khác nhau nhưng cùng hướng đến mục tiêu là QL HĐ DH NNCN nhằm nâng cao chất lượng ĐT. Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học QL và các kinh nghiệm của bản thân tác giả vào thực tế. Tác giả cũng đã tiến hành xin ý kiến của các CBQL và GV có kinh nghiệm trong Khoa tiếng Anh về các biện pháp trên. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Như vậy giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên, các kết quả trong luận văn cũng như biện pháp tác giả nêu trên cũng mới là sản phẩm của những nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các Thầy, Cô, các Chuyên gia QLGD, các GV GD tại Khoa tiếng Anh – Trường ĐHNN - ĐHQGHN và các cán bộ quan tâm để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.