Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 81 - 85)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Ở ĐHQGHN

3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học của sinh viên

3.2.2.1. Mục tiêu

SV là một phần khơng thể thiếu của q trình DH nói chung và DH NN nói riêng. SV là một yếu tố của quá trình ĐT, nhưng lại có vị trí đặc biệt: họ vừa là đối tượng phục vụ, vừa là lý do tồn tại của quá trình ĐT. Việc học tập, rèn luyện của họ quyết định chất lượng ĐT. QL SV nhằm phát huy năng lực nội sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của họ trong học tập và hướng các HĐ của quá trình ĐT tới đảm bảo quyền lợi phát triển cho người học. Trong quá trình QL HĐ học tập của SV vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, do vậy, các biện pháp tác động cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường QL, xây dựng động lực, thái độ học tập đúng đắn cho SV. Tạo được lịng tin và sự tơn trọng của họ đối với mơn học.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV trong việc xác định động lực, thái độ học tập NN

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp a) Nội dung các biện pháp:

- GD mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho SV, đặc biệt đối với môn NN

- QL, chỉ đạo việc tổ chức HĐ ngoại khóa, các hội thảo, giao lưu – trao đổi kinh nghiệm học tập môn NNCN trong SV

- Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi từ SV b) Cách thức thực hiện các biện pháp:

Biện pháp 1: Giáo dục mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên,

đặc biệt đối với môn ngoại ngữ

- Dạy và học NN cũng như nhiều lĩnh vực HĐ khác, một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng, đến chất lượng của HĐ, đó là yếu tố động lực.

Động lực, hiểu một cách khái quát, là một quá trình nội tại tham gia vào việc khích lệ, chỉ đạo và duy trì hành vi.

Người ta phân biệt 2 loại động lực: Động lực nội tại; Động lực ngoại lai.

Động lực nội tại là HĐ tập trung vào chính bản thân việc học tập NN. Động lực nội tại thường biểu hiện ở những người ham thích học NN; vì họ thấy được cái hay trong việc học, đặc biệt thấy những điều mới lạ trong NN (như những mới lạ về mặt hình thái, văn hố…). Cái mới lạ này chính là một yếu tố kích thích cơ bản tạo ra sự tị mò trong người học, và kết quả là động lực bên trong thúc đẩy người học. Xét về một ý nghĩa nào đó, q trình dạy NN có thể xem như quá trình chuyển tải cho người học những “điều mới lạ”.

Nhiều người học NN lại vì những động lực khác: như để kiếm việc làm dễ dàng hơn; để dễ được đề bạt, lên chức cao hơn; tỏ ra năng lực “toàn diện’, đa tài hơn… Trong tâm lý học, người ta gọi những động lực này là động lực ngoại lai. Người ta cũng phân chia động lực ngoại lai gồm có những loại cụ thể, như: động lực xã hội (có liên quan đến nhu cầu được sự công nhận của những người, được cơng nhận để có uy tín cao hơn,…); hay là động lực cơng cụ (có liên quan đến nhu cầu cần phải học để được “hưởng” một sự tuyên dương, khen thưởng, hay là để tránh bị một “sự chê trách”, “sự trừng phạt” dưới một hình thức nào đó. Cả người dạy và người học đều có thể chịu tác động của một động lực công cụ (động lực phương tiện) tạo ra bởi một nỗi “lo âu” bị trừng phạt, trách cứ, như một sự khơng an tồn về mặt tâm lý, mất thể diện, ràng buộc về nội quy - qui chế, sự cạnh tranh trong thị trường việc làm, sự giảm biên chế, thải hồi…); Động lực thành tựu (có đặc trưng là sự cố gắng, phấn đấu để đạt chỉ tiêu, định mức thực hiện cao trong một cơng việc mang tính thi đấu cạnh tranh).

- Trong thực tế, khi vận dụng vào quá trình DH, để xây dựng động lực học tập, trong đó có động lực học NN, người ta đều có sự kết hợp giữa hai loại động lực nội tại và động lực ngoại lai nói trên. Động lực nội tại phản ánh thái độ của người học đối với nền văn hố của ngơn ngữ đích và bản ngữ. Động lực phương tiện chỉ ra những lý do học khác nhau, không bộc lộ, không liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ.

- Từ những đặc điểm xây dựng động lực học tập nêu trên, trong công tác QL HĐ học của SV cần quan tâm đến việc hỗ trợ, hướng dẫn SV tự xây dựng yếu tố tâm lý của HĐ học tập là động cơ học tập. Động cơ học tập có liên quan trực tiếp đến HĐ nhận thức, HĐ học nghề nghiệp. Từ đó, trong cơng tác QL cần quan tâm GD SV về thái độ, tinh thần, động cơ học tập đúng đắn; Thúc đẩy, động viên họ vượt khó khăn, vươn lên đỉnh cao trong việc lĩnh hội tri thức khoa học, trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tính cách, BD lịng yêu nghề và ý thức nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, SV tự tìm ra PP học phù hợp, có hiệu quả cao.

Biện pháp 2: Quản lý, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, các hội thảo,

giao lưu – trao đổi kinh nghiệm học tập môn NNCN trong sinh viên

- Mục đích quan trọng của DH NNCN là bên cạnh việc trang bị cho người học những kỹ năng giao tiếp thành thạo bên ngồi lớp học cịn cung cấp cho người học vốn từ chuyên ngành để họ có thể đọc hiểu được các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, và việc học NN là một việc cần phải thực hiện suốt đời bởi kiến thức luôn thay đổi vì vậy cần phải thường xuyên sử dụng và cập nhật những vốn từ mới. Trong thời kỳ phát triển kỳ diệu của công nghệ thông tin, mặc dù nhà trường vẫn giữ một vị trí trung tâm của việc DH, song tri thức chiếm lĩnh ở các giờ lên lớp không chỉ là nguồn kiến thức duy nhất nữa, nhất là học NN, người học cũng có thể tìm thấy nguồn học tập ở trên mạng Internet, báo chí, tài liệu tham khảo của bất cứ vấn đề gì mà mình quan tâm. Bởi vậy, việc QL tổ chức HĐ ngoại khóa chính là sự “nối dài thêm cánh tay” cho HĐ nội khoá, là một biện pháp quan trọng, cần thiết nâng cao chất lượng DH, trong đó có mơn NN. HĐ ngoại khố là một khâu bổ trợ của quá trình dạy và học NN, đặc biệt có thể góp phần làm giảm bớt đi sự bất lợi đối với việc học NN ở nước ta là còn thiếu vắng một mơi trường NN.

- Có thể thực hiện một số những hình thức tổ chức sau đây trong HĐ ngoại khố mơn NN cho SV, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, khoa, bộ môn và các GV:

+ Tổ chức các Hội thảo chuyên đề, trao đổi, bàn luận những kinh nghiệm, bí quyết học tốt mơn NN cả ở khâu lên lớp và khâu tự học ở nhà.

+ Tổ chức các dạ hội văn nghệ ca hát chuyên dùng thứ tiếng nước ngoài đang học. Tổ chức đóng kịch, tiểu phẩm về các tình huống đã học trong các bài khóa trên lớp.

+ Tổ chức động viên, khích lệ SV gửi các bài báo viết bằng tiếng ngoài về Nội san của trường.

+ Tổ chức các cuộc thi đố vui, trị chơi ơ chữ về NN…

Biện pháp 3: Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi từ sinh viên

Thông tin phản hồi của SV về môn học là rất cần thiết, khơng thể thiếu trong cơng tác QL. Khơng có thơng tin phản hồi nhà QL không thể nắm bắt được thực trạng đối tượng QL, khơng có cơ sở để có được quyết định cần thiết trong cơng tác QL. Thông qua hệ thống thông tin phản hồi hiểu rõ thực trạng ĐT, nắm được nhu cầu của SV. Các thông tin thu được từ ĐG của SV đã giúp không chỉ GV tự điều chỉnh PP, mà còn giúp nhà trường điều chỉnh kịp thời các quyết định QL cũng như quá trình thực hiện nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu người học, người sử dụng về chất lượng ĐT. Để thực hiện tốt cần phải:

- XD quy trình thu thập và xử lý thông tin phản hồi.

- Xác định yêu cầu về mục đích, tiến độ, ND cho từng loại thơng tin.

- Tạo lập ngân hàng thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan.

- Tổ chức nghiên cứu nhu cầu học tập của SV qua các HĐ: định kỳ lấy ý kiến SV về hiệu quả giảng dạy sau mỗi học phần, về các HĐ phục vụ học tập trong nhà trường; lập sổ góp ý; hộp thư điện tử.

- Phân công, quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể đối với cán bộ thực hiện. - Tiến hành lấy ý kiến của SV về môn học, về giảng dạy của GV. Việc làm này cần được thực hiện thường xuyên.

- Tổ chức tìm hiểu thơng tin phản hồi và giữ mối liên hệ với SV đã tốt nghiệp bằng cách thông qua mục Cựu SV trong trang web của nhà trường. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, phản ánh khách quan về chất lượng ĐT của Khoa nói chung, của nhà trường nói riêng, và nắm được nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)