Thực trạng chuyên môn của giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 59 - 61)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

g. Tự tổ chức việc học tập ngoài giờ lên lớp 07 12 27 48 42 40

2.2.5. Thực trạng chuyên môn của giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành

Trong số 137 cán bộ, GV đang cơng tác tại Khoa tiếng Anh, có 2 GV là Tiến sĩ, 47 Thạc sỹ và 88 cử nhân. Họ đều tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ loại khá, giỏi, rất vững về NN, tuy nhiên lại không được ĐT hoặc BDCM về chuyên ngành mà họ đang dạy. Do vậy, nhiều khi GV lúng túng , mất tự tin khi họ gặp những khái niệm mà chính họ khơng hiểu. Chính vì vậy, những GV này rất cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn về chuyên ngành mà họ đang giảng dạy. Trong cuộc khảo sát chúng tôi đã hỏi GV là “Trước khi tham gia giảng dạy môn TACN, bạn đã từng tham gia khóa BDCM mà bạn giảng dạy chưa?” và nhận được

câu trả lời là có 56% đã từng tham gia và số cịn lại 44% trả lời chưa từng tham gia. Con số này cho thấy các nhà QL cịn cần phải có biện pháp BD GV rất nhiều thì mới nâng cao được chất lượng giảng dạy của GV.

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ GV tham gia khóa học BDCM

44%

56% Rồi

Chưa

Khi được hỏi “Bạn sẽ làm gì để nâng cao CM của mình trong việc dạy TACN cho SV”, trong số các HĐ BD chúng tơi đưa ra, có rất nhiều GV lựa chọn

nhiều hơn một HĐ. HĐ mà họ muốn tham gia nhiều nhất đó là Tự nghiên cứu tìm hiểu các sách về chuyên ngành mình giảng dạy (40%). Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, nhiều GV lựa chọn hình thức BD trên có thể là do họ có thể chủ động được thời gian của mình. Internet hiện nay là một nguồn tài nguyên vô tận có thể giúp GV nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình mọi lúc, mọi nơi. Nó thể hiện sự năng động, ln tìm tịi học hỏi của GV. Hai HĐ có lựa chọn ngang nhau đó là Tham gia các lớp BDCM ngắn hạn và Tham gia các cuộc hội thảo, BD chuyên đề do Khoa và Trường tổ chức. Hình thức HĐ BD chuyên đề là chương trình thường xuyên của các khoa ĐT. Họ có thể kết hợp với các trường và mời các GV chuyên ngành BD kiến thức cho GV NN. Tơi thấy, hình thức này nên được duy trì bởi chính những GV dạy chun ngành sẽ biết lượng kiến thức nào là cần thiết và sát với chương trình học của SV để cung cấp cho GV dạy NNCN. Hình thức theo học văn bằng 2 được lựa chọn ít nhất có lẽ do GV khi theo học khóa này họ phải đầu tư và khơng chủ động được về mặt thời gian.

Biểu đồ 2.16: HĐ nâng cao CM của GV NNCN 26% 8% 26% 40% a b c d a: Tham gia các lớp BDCM ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 59 - 61)