Tiếng Anh chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 35 - 36)

- Biện pháp tâm lý – GD: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền GD) là

1.3.3. Tiếng Anh chuyên ngành

Theo Hutchinson và Waters: “TACN đó là một cách cận, không phải một sản

phẩm. TACN khơng liên quan đến một hình thức ngơn ngữ, một PP hay phương tiện GD”[20,tr.12].

Theo quan điểm của hai học giả này, TACN không phải là “việc dạy một loại tiếng Anh biến thể đặc biệt, không phải là một khoa học về từ vựng và ngữ pháp đối với các nhà khoa học, không phải là từ ngữ, ngữ pháp thuộc lĩnh vực khách sạn dành cho các nhân viên khách sạn - đại thể là như vậy. Nó cũng khơng khác biệt về mặt hình thức so với việc giảng dạy ngơn ngữ, mà ở đó nó phải được dựa trên nền tảng của các nguyên tắc học tập hiệu quả” [20,tr.12-14].

Bên cạnh đó, định nghĩa mà Strevens đưa ra (năm 1988) đề cập đến 4 đặc điểm tuyệt đối và hai đặc điểm biến của TACN.

* 4 đặc điểm tuyệt đối là:

- Được định ra để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học.

- Trong các tình huống giảng dạy cụ thể, có thể sử dụng một PP khác với tiếng Anh thông thường.

- Đi sâu vào ngôn ngữ tương ứng các HĐ DH này, thể hiện dưới các góc độ về ngữ pháp, từ vựng, ngơn từ, ngữ âm và phân tích cấu trúc ngơn ngữ.

- Khác biệt với Tiếng Anh thông thường.

* 2 đặc tính biến là:

- Có thể liên quan đến hoặc thiết kế cho các ngành cụ thể

- Sử dụng các PP cơ bản và HĐ của nó phục vụ tập trung vào ngơn ngữ thích hợp với các HĐ này về mặt ngữ pháp, kỹ năng học tập, giảng dạy và thể loại.

Từ những khái niệm trên, có thể kết luận rằng, các chương trình TACN là có tính mục đích, bảo đảm cho một cá thể hay một nhóm cá thể - những người có nhu cầu khác biệt so với những ai học tiếng Anh thông thường, thành công trong việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 35 - 36)