Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động dạy học NNCN ở bậc đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 38)

- Biện pháp tâm lý – GD: (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền GD) là

1.3.4. Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động dạy học NNCN ở bậc đại học

1.3.4.1. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Mục tiêu DH NN nói chung ở các trường ĐH... là hình thành, phát triển ở người học (SV) những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng nước ngoài được học, nhằm góp phần phát triển học vấn cần thiết để có thể ra trường cơng tác, giảng dạy. Quá trình DH NN nhằm truyền thụ cho SV nắm vững những kiến thức cơ bản tối thiểu, tương đối có hệ thống cùng những kỹ năng nghe - nói - đọc - viết về tiếng nước ngoài được học và sử dụng như một công cụ giao tiếp.

Mục tiêu DH TACN ở các trường ĐH giúp SV có được vốn từ căn bản để SV có thể vận dụng chúng trong giao tiếp, đọc và sử dụng được các tài liệu chuyên ngành mà họ đang theo học. Sau khi hoàn thành chương trình, SV phải sử dụng được ngơn ngữ đó để đọc hiểu các sách báo khoa học thưởng thức, các tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ học vấn và ngành nghề cơng tác, sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành theo CM được ĐT nhằm góp phần hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác; đồng thời có thể giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài về các vấn đề sinh hoạt đơn giản hàng ngày, phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tục học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động, công tác.

1.3.4.2. Nội dung dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Tri thức NN cung cấp cho SV (người học) là những ND tri thức khoa học cơ bản, tối thiểu về NN được học, giúp họ nhận thức và có thể vận dụng chủ động, tự giác tiếng nước ngồi được học như một “cơng cụ giao tiếp”. Đồng thời, việc DH NN còn kết hợp giới thiệu cho người học những kiến thức văn hoá nền tảng của dân tộc có ngơn ngữ mà SV đang học, giúp họ hiểu thêm về đất nước, con người; từ đó tăng thêm hứng thú học tập, thu nạp và làm giàu thêm vốn giá trị văn hoá của người học. Với từng đặc điểm chuyên ngành, SV được học thêm những thuật ngữ CM, để họ có thể đọc hiểu, tham khảo được những tài liệu CM xuất bản bằng tiếng nước ngoài thuộc ngành đang theo học.

Những kỹ năng cơ bản trong DH NN

ND DH NN bao gồm kỹ năng giao tiếp NN với 4 dạng HĐ giao tiếp cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Kỹ năng nghe được hiểu là người nghe tiếp nhận thông tin của người nói

thơng qua thính giác của mình để hiểu ND thơng báo, thơng tin đó. Trong q trình giao tiếp bằng dạng thức “nói - nghe”, người nói sử dụng bộ máy phát âm của mình để tạo thơng báo, thông tin gồm những từ, ngữ, câu tạo thành.

- Kỹ năng nói được hiểu là người học NN dùng âm thanh tiếng nói để chuyển

tải ND một thông báo, thơng điệp của mình tới người nghe có cùng một tín hiệu “âm thanh ngơn ngữ” trong HĐ giao tiếp.

- Kỹ năng đọc được hiểu là người đọc sử dụng khả năng thị giác nhìn vào bản

ghi “thông báo, thông điệp”, đồng thời phát ra thành âm thanh ngôn ngữ tương ứng với từ, ngữ, câu... có trên văn bản, ngoại trừ hình thức “đọc thầm”. Kỹ năng này là một trong những mục đích chính của q trình dạy và học NNCN.

- Kỹ năng viết được hiểu là viết chữ trên giấy, trên bảng... ghi ra ND muốn

biểu đạt, muốn nói đã được sắp xếp thơng qua cách dùng từ, đặt câu theo mục đích giao tiếp.

Bốn kỹ năng nêu trên đều được hình thành trên cơ sở hiểu ND thông báo, thông điệp. Người đọc cũng như người nghe đều là người tiếp nhận thơng báo, thơng điệp từ phía người viết hoặc người nói.

1.3.4.3. Hình thức dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Trên giảng đường ĐH, HĐ dạy và học NN có những nét đặc trưng riêng, khơng bị gị ép, chi phối hoặc q phụ thuộc vào các quy định, tiến trình bài giảng trong giáo án hoặc một khuân mẫu nhất định nào. Việc dạy và học phải luôn được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng mới thu hút được SV, cuốn hút SV vào việc tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, đơn giản nhưng hiệu quả. Có những hình thức tổ chức sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh chuyên ngành tại đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)