.Tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

Hiện nay các văn bản pháp luật được ban hành rất nhiều quy định cụ thể quyền sử dụng đất từng khu vực tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về sử dụng đất, nguyên nhân của hiện tượng này một phần do công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các văn bản pháp luật do cơ quan quản lý ban hành. Để khắc phục những nhược điểm của công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các văn bản pháp luật nhà nước quy định cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cán bộ quản lý cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu và phân tích cụ thể yêu cầu trong văn bản quy định đối với địa phương mình từ đó lập ra kế hoạch tun truyền nội dung của văn bản đó.

- Đối với các văn bản có tính chất tun truyền rộng nên trực tiếp tun truyền thơng qua các chương trình truyền thanh hằng ngày ở địa phương, hoặc thông qua các

tổ trưởng tổ dân phố. Cịn đối với các văn bản có tính chất quy định riêng đối với từng khu vực thì nên ban hành thành văn bản cụ thể xuống từng xã và từng khu vực dân cư riêng, kèm theo văn bản đó là các hướng dẫn thực hiện và những quy định của nhà nước về xử lý vi phạm đối với những trường hợp cố tình vi phạm.

- Cán bộ địa chính ở các cấp thường xuyên tổ chức những buổi họp hoặc tổng kết, hội thảo thường xuyên về vấn đề sử dụng đất đai, trong những buổi tổ chức này nên có sự tham gia của cả người dân và thơng qua đó tun truyền các quy định mới về đất đai, đồng thời phân tích kỹ và hướng dẫn người dân thực hiện được văn bản pháp luật đó.

III.MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CẤP GCN QSHNO VÀ QUYỀN SDDO

1.Những tồn tại trong công tác cấp GCN QSHNO và quyền SDDO ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong quản lý đất đai, tài sản: UBND tỉnh chưa triển khai thực hiện Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2009, nên đến nay trên địa bàn tồn tỉnh mới có hơn 6.500 chủ thể được cấp giấy chứng nhận, trên tổng số hơn 150.000 chủ thể, đạt khoảng 4,25% dẫn đến tình trạng người chuyển nhượng đất khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng lại không được ghi nhận việc chuyển nhượng phần tài sản gắn liền với đất nên thất thu thuế, lệ phí trước bạ và dẫn đến phát sinh khiếu kiện về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Chủ trương thu hồi và chuyển giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân trồng rừng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh đã triển khai gần 3 năm, nhưng kết quả đạt thấp hơn so với yêu cầu. Trên một số địa bàn xã đã có dấu hiệu giao đất khơng đúng đối tượng. Vẫn cịn hàng trăm cơ quan hành chính khơng tiến hành lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Việc thực hiện chủ trương hóa giá nhà đất theo Nghị định 61 của Chính phủ đến nay chưa giải quyết xong…

Công tác chuyên môn một bộ phận cán bộ còn yếu, còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất của người cán bộ nên gây khó khăn cho cơ sở trong việc hướng dẫn chun mơn nghiệp vụ, nhũng nhiễu gây khó khăn cho người dân khi đi làm các thủ

tục hồ sơ nhà đất, câu kết với chủ sử dụng đất làm sai lệch hồ sơ địa chính để tránh nộp tiền sử dụng đất hoặc hợp thức hóa đất nhà nước đang quản lý…

Cơ chế một cửa đã được triển khai ở tất cả các đơn vị, các cấp, các ngành tuy nhiên ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự được quan tâm đến chất lượng hoạt động, cịn nặng về hình thức, thiếu đồng bộ. Năng lực của một số bộ phaanjcasn bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cán bộ chuyên trách trong việc quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý đất đai các cấp cịn thiếu. Việc thơng tin điều chỉnh, biến động hồ sơ địa chính giữa cấp huyện và cấp xã thiếu kịp thời làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương.

Cơ sở vật chất ( diện tích phịng làm việc, trang thiết bị như máy tính, máy in, máy photo, điện thoại, Internet, bàn, ghế, trang phục… ), điều kiện làm việc, chế độ chính sách cho các cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cấp, các ngành chưa đảm bảo theo quy định và chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ địa chính ở một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự khoa học, chưa mạnh dạn tuyển dụng cán bộ trẻ thực sự có năng lực, vận dụng tiêu chuẩn, cơ cấu chính sách chưa thật hợp lý, tình trạng bố trí cán bộ trái ngành nghề vẫn còn tồn tại nhất là ở cấp xã.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)