I. KHÁI QUÁT QUA VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2. Tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh qua các thời kì có sự chuyển biến rõ rệt, thời kì 1991 – 1995 là 8,3%; thời kì 1996 – 2000 do ảnh hưởng của trận lũ lụt lịch sử cuối năm 1999 nên bình quân mỗi năm chỉ đạt 6,3%; thời kì 2001 – 2005 đạt 9,6% cao hơn so với các thời kì trước, cao hơn mức trung bình cả nước ( 7,1% ). Qua đó cho thấy thời kì 2001 – 2005 là thời kì có mức tăng trưởng khá cao, nhịp độ tăng trưởng hằng năm tương đối ổn định và có sự bền vững hơn so với các thời kì trước. Thời kì năm 2005 – 2008 tăng trưởng bình quân GDP đạt 9%.
Năm 2009, nền kinh tế của tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11,19%, trong đó chiếm tỉ trọng trong GDP: dịch vụ chiếm 45,9% (tăng 11% so với kế hoạch), công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6% (tăng 14,4%), nông nghiệp chiếm 16,5% (tăng 2,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - cơng nghiệp – nơng nghiệp. Tổng vốn đầu tư tồn xã hội đạt gần 7.500 tỉ đồng, tăng 25,2%; thu ngân sách đạt trên 2.500 tỉ đồng, tăng 31%; GDP bình quân đầu người đạt 1.003USD. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện; cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường đầu tư; q trình đơ thị hóa nhanh tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển bền vững, lâu dài.
Tính đến nay, Thừa Thiên Huế có 66 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đăng kí 2.455,5 triệu USD, trong đó 17/66 dự án đang xây dựng; có 26/66 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 360 triệu USD, bằng 14,7% vốn đăng kí. Doanh thu cả năm đạt khoảng 250 triệu USD (tăng 25% so với năm 2008). Nộp ngân sách đạt hơn 850 tỷ đồng(tăng 3% so với năm 2008).
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời ký 2000 – 2009, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng phù hợp với xu hướng Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh và của cả nước. Trong đó tỷ trọng ngành Cơng nghiệp tăng nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng GDP của tỉnh.
Tỷ trọng ngành Công nghiệp và xây dựng tăng từ 30,09% năm 2000 lên 35,30% năm 2005; 36,50% năm 2008 và đạt 37,50% năm 2009.
Tỷ trọng ngành Dịch vụ giảm từ 45% năm 2000 xuống 43,10% năm 2005 và trở lại lên 45,30% năm 2008 và đến năm 2009 tăng lên 45,8%.
Tỷ trọng ngành Nông - Lâm – Ngư nghiệp giảm từ 24,1% năm 2000 xuống 21,60% năm 2005 và 16,70% năm 2009.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy Thừa Thiên Huế phát triển mạnh và ngày càng có vai trị quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nơng, lâm nghiệp và thủy văn
Gía trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 536.849 triệu năm 2000 lên 660.335 triệu đồng vào năm 2005 và đạt 728.941 triệu đồng năm 2009, tốc độ tăng trưởng năm 2000 đạt 28,20% , năm 2005 đạt 5,30%, năm 2009 đạt 1,1%.
Nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã phát triển theo hướng tích cực, vận dụng khoa học cơng nghệ mới về giống và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, đa dạng hóa các ngành nghề trong nơng nghiệp nông thôn.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng
quân là 16,10%. Cơ cấu ngành chuyển biến tích cực, giá trị cơng nghiệp khai khống năm 2009 đạt 229,92 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với năm 2005; giá trị công nghiệp chế biến 2009 đạt 5.302,75 tỷ đồng tăng 1,99 lần so với năm 2005; giá trị cơng nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước năm 2009 đạt 71.17 tỷ đồng tăng 2,61 lần so với năm 2005.
2.2.3. Khu vực kinh tế du lịch – dịch vụ
Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng mạng lưới rộng khắp và đa dạng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 8,1% chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP, năm 2005 chiếm tỷ trọng 43,10% GDP, năm 2009 chiếm tỷ trọng 45,8% GDP.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập2.3.1. Dân số 2.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình tồn tỉnh năm 2009 là 1.088.222 người, trong đó nam 538.163 người, nữ 550.659 người, dân số đơ thị 393.018 người chiếm 36,11% dân số toàn tỉnh.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,33%; năm 2009 là 1,18%, giảm 0,15%. Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ tỉnh không đều, phần lớn tập trung ở thành phố Huế, các huyện đồng bằng ven biển. Mật độ dân số toàn tỉnh là 215,07 người/km2 (cao nhất là thành phố Huế 4.755 người/km2, thấp nhất là huyện A Lưới chỉ có 34 người/km2)
2.3.2. Lao động việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng số lao động toàn tỉnh là 537.493 người, chiếm 49,39% dân số, trong đó nam là 278.631 người chiếm 51,84%, nữ là 258.862 người chiếm 43,16%. Giai đoạn 2001 – 2005 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 13 ngàn người.
Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí khá cao, có lực lượng khoa học kĩ thuật có tay nghề giỏi, học vấn cao chiếm nhiều nhất trong các tỉnh Trung Bộ. Người Huế có truyền thống cần cù, thơng minh, hiếu học và có ý thức bảo quản, kế thừa bản sắc văn hóa Huế, đay là thế mạnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên để giải quyết việc làm cho trên 20 ngàn lao động/năm cũng là vấn đề khó khăn thách thức khơng nhỏ.
2.3.3. Thu nhập và mức sống
Đời sống nhân dân Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã được cải thiện. Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người là 11,68 triệu đồng cao gấp 3,6 lần so với năm 2000, xong cịn ở mức thấp so với bình qn chung của cả nước là 17,14 triệu đồng. Tỷ lệ có điện ở các xã là 100%, số hộ dùng điện là 95%, số hộ dùng nước sạch là 75%, tỷ lệ hộ nghèo còn 8%.