Khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

I. KHÁI QUÁT QUA VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.3.Khí hậu, thời tiết

1. Điều kiện tự nhiên

1.3.Khí hậu, thời tiết

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình và hồn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.

- Chế độ nhiệt:

Thành phố Huế có mùa khơ nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.

+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khơ nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.

+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C

- Chế độ mưa:

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn ở nước ta. Lượng mưa trung bình hằng năm ở các vùng trong tồn tỉnh đều trên 2.500mm, có nơi lên đến hơn 4.500mm (Nam Đông, A Lưới). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 68% - 75% lượng mưa của cả năm, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85% - 86%. Đặc điểm mưa của tỉnh là mưa không đều theo không gian, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam đặc biệt khu vực Bắc đèo Hải Vân thuộc huyện Phú Lộc có lượng mưa lớn nhất. Mưa tập trung ở một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, sạt, xói lở.

- Chế độ gió, bão:

Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình qn từ 2 – 3m/s có khi lên tới 7 – 8m/s. Gió khơ nóng, bốc hơi mạnh thường gây khô hạn kéo dài. + Gió mùa Đơng Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 – 6m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trũng trong tỉnh.

+ Bão, lốc, tố, dông thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, tốc độ gió có thể đạt trên 15 – 20m/s, có thể gây hiệu quả nghiêm trọng như: đổ nhà, tốc mái nhà, đổ cột điện, cây cối và các cơng trình khác… Trong những tháng này cần nâng cao cơng tác phịng chống, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Nhìn chung Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có tần suất xuật hiện cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)