Xu hướng đơ thị hóa và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

I. KHÁI QUÁT QUA VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3. Xu hướng đơ thị hóa và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

3.1. Xu hướng đơ thị hóa

Tập trung đầu tư hình thành chuỗi đô thị động lực: Thành phố Huế - Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An – Bình Điền và 9 đơ thị mới, gồm: đô thị loại III Chân Mây – Lăng Cô và các đô thi loại V: Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thủy Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân; trong đó, ưu tiên đầu tư cho thành phố Huế trở thành đô thị trung tâm, đơ thị hạt nhân làm nịng cốt và xây dựng các Thị xã Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Phong Điền để đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

3.1.1. Phương án mở rộng đơ thị Thừa Thiên Huế

Vùng đơ thị hóa tập trung bao gồm thành phố Huế với các đô thị vệ tinh như: Hương Trà, Hương Thủy, Thuận An và đơ thị Chân Mây – Lăng Cơ; là vùng có động lực chính, là nên tảng phát triển kinh tế - xã hội trên tồn tỉnh. Các tuyến giao thơng chính sẽ kết nối vùng đơ thị trung tâm (thành phố Huế) với các đô thị vệ tinh (các thị trấn: Phong Điền, Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đơng) và các đơ thị khác.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển tập trung trên cơ sở phát huy hai nguồn tài nguyên nổi trội, đó là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lịch sử - văn hóa – nhân văn – kiến trúc. Phát triển đơ thị Thừa Thiên Huế thành thành phố sinh thái, cảnh quan.

3.1.2. Mơ hình phát triển đơ thị

Thành phố trung tâm gồm các quận, huyện, đô thị vệ tinh. Thành phố trung tâm khoảng 229,5 km2, bao gồm:

Thành phố Huế hiện hữu (quy mô: 71,0 km2) và phần mở rộng thành phố trung tâm: nội thị của thị xã Hương Thủy (83,0 km2), thị xã Hương Trà (30,05 km2) và thị trấn Bình Điền (khoảng 15km2), thị xã Thuận An (khoảng 30km2). Dự kiến khu vực nội thị mở rộng sẽ trở thành quận của thành phố tương lai. Quy mô dân số của đô thị

trung tâm dự kiến đến 2015 là 47,5 vạn; đến 2025 là 61,0 vạn. Các đô thị vệ tinh đến 2015 là 13,2 vạn; đến 2025 là 27 vạn.

3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015 mang nét đặc trưng của Cố đô – thành phố di sản, thành phố thiên nhiên, thành phố mơi trường. Trong đó, Thành phố Huế hiện nay là đô thị trung tâm, hạt nhân của một hệ thống đô thị văn minh, hiện đại, cùng với thành phố Chân Mây – Lăng Cô. Thành phố Thừa Thiện Huế trong tương lai là một thành phố phát triển bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế hợp lý với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng thành phố xanh, thành phố công viên…. Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực.

Theo đó, phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình qn thời kỳ 2011 – 2020 đạt 12 – 13%; GDP bình quân đầu người/năm đạt 4.000 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: Dịch vụ 47,4%, công nghiệp – xây dựng 47,3%, nông – lâm – ngư nghiệp 5,3%.Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD/năm; giải quyết khoảng 20 nghìn lao động/năm; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%; 100% các đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn.

Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm…Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ vững chắc quốc phịng, an ninh.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w