So sánh, biện pháp so sánh và so sánh trong dạy học văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 31 - 45)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

1.1.2. So sánh, biện pháp so sánh và so sánh trong dạy học văn

1.1.2.1. So sánh

a, Khái niệm so sánh

Đã có rất nhiều nhà khoa học, tâm lí học nghiên cứu về biện pháp so sánh và đưa ra các khái niệm khác nhau về biện pháp so sánh.

Theo quan niệm của các nhà tâm lí học Xơ Viết thì: “So sánh là một hoạt động trí tuệ, bằng q trình đó thực hiện việc tách ra các dấu hiệu bản chất riêng biệt, tìm những nét chung và khác nhau đặc trưng cho các dạng và hiện tượng khác nhau và trên cơ sở đó, khái quát chúng và rút ra khái niệm”.

Hiểu rằng, mọi sự trừu tượng hóa, khái quát hóa đều cần một điều kiện bắt buộc là so sánh [43] (Boogivalenxki D.N.Menchinxcaia N.A.T).

Theo quan điểm của logic tư duy thì so sánh được định nghĩa như sau:

“So sánh là thao tác trí tuệ đối chiếu trong óc các đối tượng để xác định sự giống nhau và khác nhau hoặc bắng nhau giữa các sự vật, hiện tượng”.

Như vậy, so sánh là một biện pháp tư duy thể hiện trong việc nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Biện pháp này là một thao tác cơ bản trong lý luận dạy học nói chung. Trong suy lý quy nạp và diễn dịch cũng như trong các thao tác phân tích, tổng hợp đều có sự so sánh. Tùy từng trường hợp mà có thể so sánh nặng về tìm điểm khác nhau hoặc giống nhau. So sánh điểm giống nhau chủ yếu được dùng trong tổng hợp. Cũng tùy mục đích và quan điểm so sánh, cơ sở để so sánh có thể khác nhau.

Ví dụ:

- Bác Tư có thân hình vạm vỡ như một bác nơng dân khiến ai cũng yêu

quý bác.

- Lan khơng cao bằng Bích. b, Ý nghĩa của biện pháp so sánh

Trong hoạt động tư duy, so sánh giữ vai trị tích cực quan trọng. Việc nhận thức bản chất sự vật, hiện tượng không thể thực hiện được nếu khơng có sự tìm ra các đặc điểm khác biệt sâu sắc và cả những đặc điểm giống nhau của các sự vật hiện tượng.

Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh.

Giống như tư duy phân tích, tổng hợp, tư duy so sánh có thể ở mức độ đơn giản như tìm tịi, thống kê, nhận xét đến mức phức tạp hơn được thực hiện trong quá trình biến đổi và phát triển. So sánh có thể tiến hành với những yếu tố dấu hiệu bên ngồi có thể trực tiếp quan sát được, cũng có thể tiến hành so sánh những dấu hiệu bên trong không thể nhận biết trực tiếp được mà phải bằng hoạt động tư duy.

Nhờ có q trình so sánh mà người ta có thể tìm thấy những dấu hiệu giống nhau và khác nhau của các sự vật mà cịn tìm thấy những dấu hiệu khơng bản chất thứ yếu của chúng.

c, Yêu cầu của việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học

Những yêu cầu logic và yêu cầu sư phạm của thao tác so sánh là đối tượng đem so sánh phải cùng loại, nghĩa là đối tượng thuộc cùng một lớp, đặc điểm giống nhau giữa các đối tượng so sánh chỉ được xác định khi giữa chúng có một sự khác nhau nào đó. Và ngược lại, sự khác biệt giữa chúng chỉ được định hướng, thực hiện trên những điểm giống nhau xuất phát nhất định. Cùng một đối tượng, chúng có thể giống nhau nếu xét ở góc độ này, nhưng có thể khác nhau nếu xét ở góc độ khác. Tùy theo sự đầy đủ của các mặt so sánh mà chúng ta phân ra so sánh toàn phần hay so sánh bộ phận. Vì thế, căn cứ vào mục đích dạy học mà người GV cần lựa chọn biện pháp so sánh sao cho phù hợp. Nhưng dù là biện pháp so sánh nào đi chăng nữa, chúng ta cũng cần thực hiện các bước chính sau đây:

- Xác định mục đích so sánh

- Hiểu biết về đối tượng so sánh (trả lời câu hỏi: lớp đối tượng đó là gì?) - Phân tích các dấu hiệu chính mà qua đó sẽ so sánh

- Rút ra kết luận từ sự so sánh (kết luận đó cho ta biết điều gì?) - Giải thích ngun nhân của sự giống nhau và khác nhau ấy

d, Quy trình so sánh

Khi so sánh các đối tượng, chúng ta có thể tiến hành theo trình tự:

Bước 1: Nêu dấu hiệu đặc trưng để xếp các đối tượng so sánh vào cùng một phạm trù/lớp và từ đó xác định mục đích so sánh (trả lời câu hỏi: các đối tượng đó thuộc phạm trù/lớp nào? So sánh để đạt được mục đích gì?)

Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu thuộc phạm trù so sánh cuả mỗi đối tượng so sánh, tức là xác định tiêu chí so sánh.

Bước 3: Xác định những điểm giống nhau Bước 4: Xác định những điểm khác nhau

Bước 5: Xác định nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó (nếu có thể), tổng hợp lại kết quả so sánh để rút ra kết luận khái quát.

Bước 6: Diễn đạt kết quả so sánh bằng hình thức phù hợp: ngơn ngữ, hình vẽ, bảng, đồ thị….

e, Các hình thức diễn đạt so sánh

Bằng lời:

Thực chất đây là những câu hỏi so sánh nhằm mục đích hướng học sinh vào việc nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, những sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm đan xen nhau. Thơng qua đó, học sinh được tập dượt phương pháp phân tích, phương pháp so sánh. Các thao tác tư duy so sánh, phân tích được hình thành và phát triển cùng với quá trình nắm vững kiến thức. Yêu cầu so sánh không chỉ dừng lại ở việc phân biệt sự giống nhau và khác nhau mà cịn phải phân tích ngun nhân của sự giống nhau và khác nhau. Tùy từng mục đích nghiên cứu mà sự so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay khác nhau. So sánh sự khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích. So sánh sự giống nhau chủ yếu dùng trong tổng hợp.

Câu hỏi so sánh, phân tích phải được sắp xếp theo một hệ thống logic nhằm hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh tài liệu được làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, rút ra những kết luận khái quát về sự giống nhau và khác nhau.

Tiếp cận quan điểm logic biện chứng thì quá trình nhận thức của loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong các biện pháp hoạt động trí tuệ cũng vậy, thao tác tư duy so sánh cũng được chia làm các mức độ yêu cầu khác nhau tăng dần từ dễ đến khó. Cụ thể như sau:

- Chỉ yêu cầu liệt kê đặc điểm của các đối tượng so sánh.

- Yêu cầu chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh.

Căn cứ vào những đặc trưng của biện pháp so sánh và căn cứ vào khả năng nhận thức của người học, khi ra câu hỏi so sánh cần phải tuân thủ theo các mức độ chất lượng trên.

Bằng bảng:

Bảng trong dạy học là dạng bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một nội dung nào đó. Có nhiều dạng bảng song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dạng phổ biến là bảng so sánh. Bảng là dạng ngơn ngữ có khả năng khắc phục những khó khăn mà ngơn ngữ khác không làm được. Những ưu thế vượt trội của bảng như:

- Cho phép trình bày rõ, gọn một nội dung có mối quan hệ phức tạp như đối chiếu so sánh các đối tượng, thống kê các tư liệu , các đặc điểm về một số đối tượng

- Tránh được tình trạng manh mún khi trình bày nội dung bài học, cho phép liên kết kiến thức, hệ thống hóa nội dung.

- Thiết lập được bảng, học sinh được rèn luyện nhiêuì kỹ năng tư duy: phân tích , tổng hợp , so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hố.

Bằng sơ đồ:

Sơ đồ hình là ngơn ngữ kí hiệu bằng các hình có tính trực quan về nội dung khoa học. Đó là hình thức khái qt nội dung bằng kí hiệu vật chất hóa.

Là một dạng biến tấu của sơ đồ logic nhưng không tuân theo trật tự chặt chẽ. Các đỉnh và cung khơng thể hiện rõ và có khi tiềm ẩn trong hình. Có các hình ảnh kèm theo trong sơ đồ để minh họa rõ hơn cho sơ đồ.

Hình ảnh có những thế mạnh vượt trội mà các ngôn ngữ khác chưa đạt tới như:

- Tính biểu đạt cao: Các thí nghiệm của giáo sư tâm lí học Simon Garrod đã chứng minh được câu ngạn ngữ cổ: “Một hình ảnh bằng ngàn lời nói”. Khi hai người giao tiếp bằng hình ảnh thì cuộc đối thoại trở nên đa dạng và chất lượng hơn lời nói nhiều lần. Tính biểu đạt rất cao nhờ vào khả năng trực quan hóa cái trừu tượng của hình ảnh.

ngơn ngữ hình ảnh đi trước ngơn ngữ. Mỗi dân tộc có mỗi ngơn ngữ, nhưng ngơn ngữ hình ảnh gần như khơng có đường biên giới. Một hình ảnh khoa học khơng lệ thuộc vào ngơn ngữ của mỗi quốc gia, nó phát triển mang tính tồn cầu.

- Tính xúc cảm: Một hình ảnh ra đời thay cho một đoạn chữ viết làm

cho sức khái quát của hình tượng rộng hơn, khả năng tạo liên tưởng và ấn tượng thị giác mạnh hơn, chất lãng mạn và xúc cảm dồi dào hơn.

- Tính bền bỉ: Trong học tập khi diễn đạt một nội dung thành một hình ảnh cần huy động tối đa tư duy để khái quát hóa, trừu tượng hóa. Độ bền của kiến thức tiếp nhận được từ hình ảnh cao.

- Tính thẩm mỹ: Thiết kế được hình ảnh cịn có tác dụng phát triển

khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật. Bằng đồ thị:

Đồ thị là một tập các đối tượng được gọi là các đỉnh (hoặc nút) nối với nhau bởi các cạnh (hoặc cung). Đồ thị thường được vẽ dưới dạng một tập các điểm (các đỉnh nối với nhau bằng các đoạn thẳng (các cạnh). Nhưng khác với sơ đồ, đồ thị là một hình vẽ biểu diễn sự biến thiên của một hàm số phụ thuộc vào sự biến thiên của biến số.

Đồ thị là một trong những cách thức nhằm đưa khoa học sinh học tiến đến một khoa học chính xác. Khi hiểu được một đồ thị hay cao hơn là thiết lập được nó, học sinh sẽ phát triển được các kỹ năng sau:

- Kỹ năng tính tốn chính xác

- Kỹ năng biểu đạt các mối quan hệ đã được lượng hóa

1.1.2.2. Biện pháp so sánh trong văn học (so sánh tu từ) a, Khái niệm

So sánh tu từ là hình thức đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (sự vật, tính chất, hành động…) khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngồi hay tính chất bên trong nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng giúp cho người đọc, người nghe rõ hơn về đối tượng cần miêu tả.

Như vậy, so sánh tu từ không phải lúc nào người ta cũng thấy ngay sự giống nhau hay khác nhau giữa hai đối tượng mà phải qua sự liên tưởng, sự rung động của cảm xúc, của trái tim người đọc, người nghe mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp, vẻ mới lạ của phép so sánh ấy.

Ví dụ về tu từ so sánh có đối tượng cùng loại: - Cùng là âm thanh:

Cơn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

(Nguyễn Trãi) - Cùng là sự vật:

Q hương tơi có con sơng xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dịng sơng lấp lống.

(Tế Hanh)

b, Cấu tạo của so sánh tu từ

Mơ hình so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố:

Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4

Yếu tố bị hoặc được so sánh tùy theo so sánh tích cực hay tiêu cực. Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái, hành động có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh Yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh. Ví dụ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Thực tế, có nhiều so sánh khơng đầy đủ 4 yếu tố. Nó có thể vắng một hoặc hai yếu tố. So sánh vắng yếu tố 2 gọi là so sánh chìm. Ví dụ:

Trẻ em như búp trên cành.

So sánh chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn so sánh nổi. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả.

So sánh vắng yếu tố 2 và yếu tố 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. Ví dụ:

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua khơng buộc chặt.

(Xuân Diệu)

c, Phân loại so sánh

Có nhiều tiêu chí để chia ra thành các loại biện pháp so sánh tu từ: phân chia theo từ chỉ quan hệ so sánh, phân chia căn cứ vào nét nghĩa các đối tượng được so sánh với nhau.

* Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh, có thể chia ra thành các loại so sánh:

- So sánh ngang bằng:

+ So sánh ngang bằng khơng có từ so sánh

+ So sánh ngang bằng có từ so sánh (như, dường như, tựa như, tựa, là,

giống như, bao nhiêu… bấy nhiêu…)

- So sánh không ngang bằng:

+ So sánh hơn: các từ chỉ quan hệ so sánh là những từ ở mức độ cao hơn cái đem ra so sánh: hơn.

+ So sánh kém: các từ chỉ quan hệ so sánh là những từ ở mức độ thấp hơn cái so sánh: kém, thua, chẳng bằng

* Căn cứ vào nghĩa các đối tượng được so sánh với nhau có các dạng so sánh như sau:

- Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn không cùng phạm trù ngữ nghĩa

thuộc phạm trù người.

+ Yếu tố được/bị so sánh là tâm trạng, tình cảm, yếu tố chuẩn là trạng thái, tình cảm.

+ Yếu tố được/bị so sánh là hành động, yếu tố chuẩn không là hành động.

+ Yếu tố được/bị so sánh là các sự việc, yếu tố chuẩn không là các sự việc.

- Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn thuộc phạm trù ngữ nghĩa. + Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù người. + Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù hành động. + Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù tình cảm. + Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù sự vật.

d, Chức năng của biện pháp so sánh

So sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. Nhờ có so sánh mà chúng ta dễ dàng tri giác về đối tượng được miêu tả được rõ nét hơn, hình ảnh hơn và cụ thể hơn bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng vói nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự tri giác, sự nhận thức mới mẻ và bất ngờ. Chính vì vậy, so sánh tu từ tạo nên tính chất hình tượng đậm nét của đối tượng được miêu tả hay đối tượng cần được tri nhận, đồng thời bộc lộ thái độ, cách đánh giá của tác giả đối với đối tượng đó. Do vậy, so sánh tu từ có hai chức năng: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.

- Chức năng nhận thức của biện pháp so sánh tu từ được thể hiện ở chỗ: biện pháp so sánh tu từ đem lại cho con người những hiểu biết hay tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính chất, trạng thái… trong thế giới thơng qua hình ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 31 - 45)