Rèn luyện kỹ năng so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 64)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

2.3. Rèn luyện kỹ năng so sánh

2.3.1. Các yêu cầu logic và cấu trúc của so sánh

So sánh có nhiều kỹ năng ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào nội dung kiến thức và trình độ của HS mà có thể rèn luyện dần dần kỹ năng so sánh từ cấp độ thấp lên cao.

Đơn giản nhất của kỹ năng so sánh là cấp độ không so sánh, chỉ mô tả đối tượng một cách riêng biệt. Thực chất, đây chưa thể coi là kỹ năng so sánh. Tuy nhiên, với những nội dung q khó so sánh, hoặ trình độ của HS chưa cao, HS chưa từng được rèn luyện về kỹ năng so sánh thì điều này cũng có thể tạm chấp nhận. Mức độ này giúp HS làm quen với việc đối chiếu hai đối tượng cần so sánh với nhau. Đây cũng có thể sử dụng làm bước đầu tiên giúp nhìn nhận rõ hai đối tượng trước khi phân tích cụ thể để so sánh.

Cấp độ thứ hai cao hơn một chút là HS đã biết liệt kê ra các đặc điểm so sánh nhưng không theo dấu hiệu bản chất và lôn xộn. Cấp độ này chưa được coi là so sánh hoàn chỉnh nhưng cũng thể hiện được rằng HS đã ý thức được nhiệm vụ so sánh. Cần bồi dưỡng để năng lực so sánh của HS được hoàn thiện và nâng cao hơn.

Cấp độ thứ ba là chỉ nêu được các đặc điểm khác nhau hoặc giống nhau của đối tượng so sánh. Cấp độ này, HS đã làm được việc tìm ra được các đặc điểm giống nhau hoặc khác nhau và coi như thực hiện được một góc của q trình so sánh.

Cấp độ thứ tư nêu được một phần các đặc điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh, gọi là so sánh không đầy đủ. Ở cấp độ này, kết hợp nhiều kết quả so sánh của HS hoặc có sự giúp đỡ của GV sẽ giúp kết quả so sánh hoàn chỉnh hơn.

Cấp độ thứ năm là quá trình so sánh đầy đủ các đặc điểm cả giống và khác nhau của đối tượng so sánh, rút ra được nguyên nhân của các đặc điểm giống nhau và khác nhau đó. Cấp độ này khá hồn chỉnh. Và muốn làm được như thế thì trước khi so sánh cần có một q trình phân tích các đặc điểm của đối tượng sau đó tổng hợp lại để nhìn nhận thấy các đặc điểm giống nhau và khác nhau và nguyên nhân của chúng.

Tùy mục đích mà biện pháp so sánh thiên về đặc điểm giống nhau, khác nhau hay cả hai. Khi thực hiện một quá trình so sánh, để so sánh đầy đủ, chúng ta nên thực hiện qua các bước gợi ý như sau:

- Nêu các đối tượng cần so sánh.

- Phân tích các đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh.

- Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng. - Xác định những điểm khác nhau của những dấu hiệu tương ứng.

- Khái quát, tổng hợp lại các đặc điểm đã so sánh; lí giải về sự khác biệt. Chẳng hạn, khi so sánh hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và

Ai đã đặt tên cho dòng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường thì chúng ta cần nêu

đối tượng cần so sánh ở đây là bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ và bài kí Ai đã đặt tên

cho dịng sơng? Sau đó tiến hành phân tích từng tác phẩm, tìm ra dấu hiệu bản

chất của mỗi đối tượng (về thể loại, hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, bố cục, hình ảnh, ngơn từ…). Từ đó, xác định những điểm giống nhau (nét tương đồng), khác nhau (nét tương phản). Và cuối cùng là khái quát, tổng hợp lại, lí giải về sự khác biệt.

Một số yêu cầu logic của biện pháp so sánh: - Chỉ so sánh những đối tượng cùng loại.

- Quá trình rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học cần được phức tạp hóa dần dần về đối tượng so sánh và nội dung so sánh.

- Khi so sánh hai đối tượng, chỉ có thể xác định những đặc điểm giống nhau khi chúng có những đặc điểm khác nhau nhất định và ngược lại, chỉ có thể

xác định được các đặc điểm khác nhau nếu chúng có những đặc điểm giống nhau nhất định.

Trong dạy HS học có các loại so sánh cơ bản sau đây:

- So sánh liên tiếp: so sánh đối tượng mới với đối tượng cũ đã học, hoặc hai đối tượng được nghiên cứu theo trình tự thời gian.

- So sánh đầy đủ và so sánh không đầy đủ: so sánh đầy đủ là xác định cả điểm giống nhau và khác nhau; cịn so sánh khơng đầy đủ là chỉ xác định điểm giống nhau hoặc khác nhau hoặc một phần của các đặc điểm đó.

- So sánh đối chứng: là so sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại có đặc điểm hoặc sự tác động trái ngược nhau.

Biện pháp so sánh có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các khâu khác nhau của quá trình dạy học để đem lại những hiệu quả xác định.

2.3.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS

Để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS, GV thực hiện theo năm bước sau đây: - Bước 1: Giới thiệu cấu trúc, ý nghĩa của khái niệm trong hoạt bài học. - Bước 2: GV làm mẫu.

- Bước 3: Ra bài tập, yêu cầu HS tiến hành so sánh (yêu cầu gần giống với quy trình mẫu).

- Bước 4: Ra bài tập nâng cao dần mức độ tự lực của HS. - Bước 5: Thảo luận, nhận xét kết quả HS thực hiện so sánh.

2.3.3. Các mức độ phát triển của kỹ năng so sánh

Rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS có thể diễn ra trong cả q trình dạy học. Trong đó, kỹ năng so sánh được nâng cao dần. Ở đây, chúng tôi vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom trong rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh cho HS. Thang đo về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó, có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã được sử dụng trong hơn năm thập kỷ qua đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của học sinh ở mức độ cao.

Nhớ (knowledge)

Nhớ là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.

Khi làm các bài tập về so sánh, bước đầu tiên GV yêu cầu HS đọc kỹ tác phẩm và ghi nhớ những chi tiết, hình ảnh, câu văn, đoạn văn quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

Hiểu (comprehension)

Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đốn được kết quả hoặc hậu quả). Hiểu khơng đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. HS phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.

Từ việc nhớ lại những chi tiết, hình ảnh, câu văn, đoạn văn đó GV yêu cầu HS diễn đạt lại theo cách hiểu của mình.

Vận dụng (application)

Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.

Sau đó, GV định hướng cho HS biết vận dụng những câu văn, đoạn văn, chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn học vào làm từng loại bài tập cụ thể theo yêu cầu của đề bài.

Phân tích (analysis)

Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thơng tin hay tình huống. Ở mức độ này địi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.

Từ những yêu cầu cụ thể của mỗi bài tập so sánh, HS biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh, các câu văn, đoạn văn của đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh, phân tích để thấy được hiệu quả của việc so sánh đó.

Tổng hợp (synthesis)

Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn. Ở mức độ này HS phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hồn tồn mới.

Đến đây, GV yêu cầu HS sử dụng những tri thức đã có để viết được thành một đoạn văn hay một bài văn có sử dụng biện pháp so sánh.

Đánh giá (evaluation)

Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, HS phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.

Từ sự so sánh trên, ở nấc bậc thang này, HS có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến của mình về đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

Thực tế giảng dạy cho thấy, tùy vào năng lực của HS cũng như độ khó của nội dung so sánh mà GV yêu cầu HS thực hiện quá trình so sánh ở những bậc thang khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn nấc bậc thang nào cho phù hợp lại phụ thuộc vào khả năng đánh giá vấn đề và đánh giá trình độ HS của mỗi GV. Điều này cũng hết sức quan trọng vì nếu khơng đánh giá đúng u cầu, GV khơng thể có biện pháp rèn luyện đúng đắn.

2.3.4. Các bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS qua tác phẩm Chí Phèo

Để rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh, chúng ta có thể dạy so sánh bằng tranh ảnh, bằng hình vẽ, bằng biểu đồ hoặc đồ thị với những nội dung mang tính chất định lượng, bằng bảng so sánh, bằng lời nói…Với nội dung của bài Chí Phèo – Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Tập 1, các kiến thức là định tính, có nội dung rõ ràng và theo đặc trưng của môn học nên chúng tôi tiến hành so sánh bằng lời thông qua các bài tập được thực hiện theo đúng với quy trình so sánh.

Chúng tôi chia hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh qua tác phẩm

Chí Phèo thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm ứng với một tác dụng riêng. Cụ thể là:

- Nhóm 1: So sánh nội tại tác phẩm Chí Phèo

Ở nhóm bài tập này, chúng tơi chú ý hướng cho HS rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong việc phân tích để thấy rõ cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm: Chí Phèo. Các bài tập như: so sánh tính cách của Chí Phèo trước khi đi tù và sau khi đi tù, so sánh Chí Phèo trước khi gặp thị Nở và sau khi gặp thị Nở, so sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo và cái chết của nhân vật Bá Kiến.

- Nhóm 2: So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác

Ở nhóm bài tập này, chúng tơi hướng cho HS rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh để thấy rõ được phong cách sáng tác của mỗi nhà văn khi cùng viết về một đề tài, thể loại trong cùng một giai đoạn sáng tác hoặc khác giai đoạn sáng tác; từ đó cũng thấy được nét độc đáo, mới mẻ và sự tiến bộ trong các sáng tác văn học của mỗi nhà văn. Chúng tơi đã chia nhóm bài tập này làm hai nhóm nhỏ:

+ Nhóm thứ nhất: so sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác cùng giai đoạn sáng tác của chính nhà văn Nam Cao và của các tác giả khác. Cụ thể là: so sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Đời thừa; so sánh tác phẩm Chí

Phèo với các tác phẩm Lão Hạc, Tắt đèn; so sánh tác phẩm Chí Phèo với tác

+ Nhóm thứ hai: so sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác không cùng giai đoạn sáng tác. Cụ thể là: so sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Vợ

chồng A Phủ, so sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Vợ nhặt.

Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh này, chúng tơi sẽ cụ thể hóa bằng sơ đồ ở trang bên.

Như vậy, việc phân loại bài tập thành từng nhóm một mặt để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS; mặt khác để tăng khả năng tư duy logic, liên tưởng cho HS, từ đó HS có cái nhìn sâu sắc và đánh giá một cách khái quát, tổng hợp khi học về các tác phẩm văn học nói riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung.

Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh qua tác phẩm

Chí Phèo So sánh trong nội tại tác phẩm Chí Phèo So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác So sánh tính cách Chí Phèo trước khi đi tù và sau khi đi tù

So sánh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở và sau khi gặp Thị Nở So sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo với nhân vật Bá Kiến Cùng giai đoạn sáng tác Khác giai đoạn sáng tác So sánh chi tiết tiếng chim hót (Chí Phèo) và chi tiết tiếng sáo ( Vợ chồng APhủ) So sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Vợ nhặt về cách kết thúc chuyện So sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Lão Hạc, Tắt đèn về đề tài, thể loại, nhân vật So sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Đời thừa So sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Hai đứa trẻ về thời gian, không gian nghệ thuật So sánh chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo) và chi

tiết ấm nước đầy và nước còn ấm ( Đời thừa) So sánh về tiếng khóc của nhân vật Chí Phèo và nhân vật Hộ

2.3.4.1. Bài tập nhóm 1: So sánh trong nội tại tác phẩm Chí Phèo

a, So sánh các giai đoạn trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo

Bài tập 1: So sánh tính cách của Chí Phèo trước khi đi ở tù và sau khi đi tù về.

- Bước 1: Cho HS đọc, nghiên cứu tác phẩm trong sách giáo khoa. - Bước 2: HS phân tích các đặc điểm tính cách của nhân vật Chí Phèo.

+ Lai lịch, xuất thân

+ Cử chỉ, hành động, lời nói

- Bước 3: Dựa vào sự phân tích ở trên, HS xác định các điểm khác nhau.

Trước khi đi ở tù:

+ Chí Phèo là người nông dân khỏe mạnh, chăm chỉ, hiền lành, lương thiện: Chí sinh ra và bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt về và truyền tay hết người này đến người khác. Đến năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà lí Kiến “hiền lành như đất”.

+ Chí có lịng tự trọng, ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình: khi bị bà ba gọi lên bóp chân, Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.

Sau khi đi tù về:

+ Chí Phèo bị tha hóa về nhân hình: “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng, cái ngực phanh đầy những nét trạm chổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”.

+ Chí Phèo thay đổi dữ dội về tính cách: Chi Phèo trở thành một kẻ lưu manh, côn đồ. Lúc nào hắn cũng say rượu và sẵn sàng gây gổ, chửi bới, rạch mặt, ăn vạ, kêu làng… “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Chí Phèo bị bọn cường hào, địa chủ lợi dụng biến thành tay sai đắc lực để tranh giành quyền lợi cho chúng, đàn áp người nghèo “bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta đều giao cho hắn làm…Hắn biết đâu vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say”.

- Bước 4: Cho HS nhận xét, chỉ ra nguyên nhân và rút ra kết luận.

Nguyên nhân: có 2 nguyên nhân

Một là do chế độ cai trị tàn bạo của chế độ nhà tù thực dân: “mười thằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)