Tình hình sử dụng so sánh trong dạy HS học ở trường PT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 45 - 49)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình sử dụng so sánh trong dạy HS học ở trường PT

Nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về việc sử so sánh trong quá trình dạy HS học ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Mục tiêu khảo sát:

+ Đánh giá mức độ nhận thức của GV về so sánh, biện pháp so sánh. + Đánh giá mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của biện pháp so sánh trong dạy HS học cũng như vai trị của việc hình thành kỹ năng so sánh cho HS.

+ Tìm hiểu về quy trình chuẩn bị và hoạt động dạy học trên lớp cũng như phương pháp của GV.

- Đối tượng khảo sát: 20 GV đang dạy học trực tiếp bộ môn Ngữ văn tại 04 trường THPT tại Hà Nội.

- Biện pháp khảo sát: Phiếu điều tra. - Kết quả điều tra khảo sát:

Bảng 1.1: Kết quả điều tra nhận thức của GV về so sánh và biện pháp so sánh

Nội dung khảo sát Tỉ lệ

phần trăm

1.Thầy (cô) hiểu thế nào là so sánh?

Nêu ra các đặc điểm khác nhau 5%

Nêu ra các đặc điểm chính, căn bản để phân biệt chúng với nhau 25%

Nêu ra các đặc điểm giống nhau, khác nhau 70%

2.Theo thầy (cô) khi tiến hành biện pháp so sánh, chúng ta phải làm gì?

Chỉ ra ngay điểm khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng 25% Chỉ ra ngay điểm giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng 35% Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác nhau

cần so sánh 30%

Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác nhau, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó và đưa ra kết luận

10%

Qua kết quả ở bảng trên, chúng ta thấy rằng: phần lớn GV hiểu về biện pháp so sánh. Vẫn cịn một số ít GV nhầm lẫn rằng so sánh là chỉ ra những đặc điểm sai khác giữa các sự vật, hiện tượng cần so sánh. Tuy nhiên, khi được hỏi về các bước cần tiến hành để có thể thực hiện biện pháp so sánh một cách đầy đủ, chỉ có một lượng nhỏ GV nhận thức đúng rằng cần phân tích, tổng hợp các đặc điểm rồi mới rút ra các đặc điểm cần thiết cho quá trình so sánh và cần thiết phải nêu nguyên nhân cũng như kết luận từ những gì so sánh được (10%). Một số nhận thức được rằng cần phân tích nhưng khơng thấy cần thiết phải chỉ ra nguyên nhân các đặc điểm mà mình vừa so sánh cũng như khơng cần rút ra kết

luận (35%). Số cịn lại nhận thức hồn tồn sai khi cho rằng khơng cần phân tích, tổng hợp cũng có thể thấy được các đặc điểm cần so sánh. Việc nhận thức sai lầm này dẫn đến các thao tác sai trong khi sử dụng biện pháp so sánh và làm giảm hoặc mất đi hiệu quả, vai trò của biện pháp so sánh.

Bảng 1.2: Kết quả điều tra đánh giá của GV về tầm quan trọng của biện pháp so sánh

Nội dung khảo sát Thấp Trung

bình Cao

4.Thầy (cơ) đánh giá thế nào về tầm quan trọng của biện pháp so sánh?

Trong dạy học bài mới 65% 20% 15%

Trong củng cố bài dạy 40% 40% 20%

Trong kiểm tra, đánh giá 30% 30% 40%

5.Khi dạy một nội dung mới có quan hệ tương đồng vói một nội dung đã dạy, thầy (cô) sẽ:

Khơng đối chiếu, liên hệ gì với nhau khi dạy 70%

Nhắc HS để ý, sau đó dạy bình thường 5%

Sử dụng biện pháp đối chiếu so sánh để dạy nội

dung mới trên nền nội dung đã học 5%

Phần củng cố thực hiện đối chiếu, so sánh, hệ

thống hóa mối quan hệ giữa chúng 10%

Kiểm tra, đánh giá, yêu cầu HS hệ thống hóa

các kiến thức đó 10%

Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng, một số lượng lớn GV đã thấy được tầm quan trọng của biện pháp so sánh trong dạy HS học. Tuy nhiên, đây chưa phải là đa số. Rất nhiều GV đánh giá không cao vai trò của biện pháp so sánh, hầu hết cho rằng biện pháp so sánh ít có vai trị đối với q trình dạy học bài mới. Họ cho rằng, so sánh được dùng chủ yếu trong kiểm tra, đánh giá hoặc cùng lắm thì ghi nhận vai trị của nó trong khâu củng cố. Chính vì thế cho nên

khi đặt tình huống gặp một nội dung mới cần dạy mà có liên quan đến những nội dung đã dạy trước đó, họ khơng mấy thể hiện sự quan tâm. 70% vẫn dạy bình thường mà khơng suy nghĩ đến việc sử dụng nó cho việc dạy bài mới. Một số khác nhắc HS về sự liên quan này, sau đó vẫn dạy bình thường. Chỉ một số ít là có sử dụng biện pháp so sánh để dạy bài mới, củng cố bài hoặc dùng trong kiểm tra, đánh giá. Điều đó đã khiến GV bỏ lỡ cơ hội tận dụng kiến thức cũ để dạy kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, không mất nhiều cơng sức mà lại giúp HS móc nối kiến thức, ghi nhớ lâu hơn. Hơn thế, GV đã bỏ qua cơ hội rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp để thực hiện q trình so sánh, rèn luyện đầu óc quan sát, tư duy logic cho HS.

Bảng 1.3: Kết quả điều tra về chuẩn bị bài soạn của GV

Nội dung khảo sát Không

bao giờ

Thỉnh thoảng

Thƣờng xuyên

6.Khi soạn bài, chuẩn bị bài dạy, thầy (cô) đã thực hiện những bước nào?

Xác định mục tiêu dạy học 5% 25% 70%

Xác định cụ thể mục tiêu kỹ năng 45% 35% 45%

Xác định phương pháp dạy học cơ bản 0% 40% 60% Xác định mối liên quan giữa nội dung của bài với

các nội dung trước/sau đó 30% 55% 15%

Phân tích mối liên quan giữa các nội dung trong bài 0% 30% 70% Xác định cách thức củng cố cho bài học 10% 55% 45%

Như vậy, chúng ta thấy hầu hết GV đã thực hiện khâu xác định mục tiêu trước khi soạn một bài dạy. Tuy nhiên, vẫn cịn khá nhiều GV khơng xác định rõ mục tiêu rèn kỹ năng cho HS (20% chưa từng và 35% thi thoảng). Điều này thực sự nguy hiểm vì phương châm của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện cho HS chú trọng về kỹ năng chứ không phải về kiến thức. Số đông GV đã quan tâm đến việc các nội dung kiến thức trong bài có liên quan đến nhau như thế nào nhưng hầu hết chưa để ý đến việc nội dung sắp dạy có liên quan gì đến nội dung dạy trước hoặc sau đó khơng. Và điều đó gây khó khăn cho việc

xác định các kiến thức so sánh và rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS. Đối với biện pháp củng cố cho bài học, chưa đến một nửa số GV quan tâm đến điều này. Điều đó chứng tỏ phần củng cố chưa được chú ý đúng mức hay chưa thực hiện đúng yêu cầu. Mà củng cố lại là một phần rất dễ áp dụng biện pháp so sánh và có thể sử dụng rất tốt để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)