Thực trạng về việc học tập môn Ngữ văn và kỹ năng so sán hở HS THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 49 - 52)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực trạng về việc học tập môn Ngữ văn và kỹ năng so sán hở HS THPT

- Mục tiêu khảo sát:

+ Đánh giá mức độ u thích của HS đối với bộ mơn Ngữ văn và các biện pháp dạy HS học thường dùng

+ Thống kê kết quả học tập bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT + Đánh giá kỹ năng so sánh của HS THPT

- Đối tượng khảo sát: HS khối lớp 11 của các trường: THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình, THPT Liên Hà – Đơng Anh, THPT Vân Nội – Đông Anh (đều thuộc Hà Nội).

- Phương pháp điều tra: phiếu điều tra - Kết quả:

Bảng 1.4: Kết quả điều tra thái độ học tập môn Ngữ văn

STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ %

1 Thái độ với môn học

Yêu thích, say mê 23,1

Bình thường 40,7 Nhàm chán, khơng u thích 36,2 2 Kết quả học tập kì 1 Giỏi 12,6 Khá 23,9 Trung bình 56,3 Yếu, kém 7,2

3 Học bài cũ sau mỗi bài học

Học bài, làm bài tập được giao 48,0

Cố học vẹt mặc dù khơng hiểu 15,7

Khơng thể học được vì khơng hiểu 14,5

Khơng học bài vì mơn văn rất chán 20,3

4 Chuẩn bị bài cũ trước khi học bài mới

Soạn bài trước theo hướng dẫn của GV 45,7 Đọc thêm các tài liệu khác có liên quan 1,6 Xem lại kiến thức đã học có liên quan 4,0

Xem qua các mục chính 17,2

Khơng xem 31,5

5 Khi gặp một nội dung có vẻ liên quan đến một nội dung đã học, em sẽ

Suy nghĩ xem nội dung liên quan gì 17,2

Lật lại sách vở tìm nội dung đó 22,1

Hỏi bạn bên cạnh xem có nhớ khơng 24,7

Khơng để ý nên không biết 36,0

6 Khi gặp yêu cầu so sánh, em sẽ làm gì

Chỉ ra ngay các điểm khác nhau 17,0

Chỉ ra ngay các điểm giống và khác nhau 57,8 Phân tích các đặc điểm, sau đó rút ra các đặc điểm giống và

khác, đồng thời phân tích nguyên nhân của những đặc điểm giống và khác nhau đó; rút ra kết luận nếu có

3,7

Nêu lại 2 vấn đề cần so sánh 21,5

Căn cứ vào những kết quả khảo sát được, chúng tơi có nhận xét rằng: chỉ có một số ít HS u thích mơn học (23,1%), trong khi đó, số HS trả lời rằng cảm thấy môn học nhàm chán lại khá nhiều (36,2%).

Và kết quả học tập chiếm số lượng lớn là xếp loại trung bình và yếu kém, trong đó trung bình chiếm 56,3% và yếu, kém chiếm 7,2%. Số HS đạt điểm khá giỏi không cao (36,4%).

Về ý thức học tập, số HS có ý thức cao đối với việc học tập môn Ngữ văn không nhiều. Số em chăm chỉ học bài, soạn bài và làm bài tập chỉ chiếm

49,5% trong đó chỉ có 1,5% số HS dành thời gian tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến bài đã học. Số cịn lại khơng học bài, hoặc có chăng chỉ là học vẹt mà không hiểu bài. Khi được hỏi về vấn đề chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp có 45,7% số em đọc bài trước khi theo hướng dẫn của GV, có 1,6% HS chủ động đọc thêm các tài liệu khác có liên quan, 31,5% các em khơng xem bài trước khi đến lớp và 17,2% xem qua các đề mục. Trong đó chỉ có 4,0% HS chú ý đến việc xem lại các kiến thức có liên quan.

Khi gặp một vấn đề có vẻ như liên quan đến vấn đề đã học chỉ có 17,2% là suy nghĩ lại về nội dung có liên quan đó, 22,1 và lật lại vở xem, 24,7% hỏi bạn bên cạnh và có đến 36% khơng để ý đến. Điều này thể hiện rằng các em HS chưa có thói quen và kỹ năng móc nối các kiến thức với nhau. Do đó các kiến thức thường rời rạc, khơng chặt chẽ và vì thế kém bền vững.

Về kỹ năng so sánh, 17% các em HS so sánh bàng cách liệt kê các đặc điểm khác nhau, 57,8% so sánh bằng cách liệt kê ra cả điểm giống nhau và khác nhau. Thậm chí có 21,5% so sánh bằng cách nêu lại 2 vấn đề cần so sánh mà khơng chỉ ra điểm giống, điểm khác. Chỉ có 3,7% các em biết phân tích các đặc điểm trước khi so sánh, phân tích nguyên nhân của các đặc điểm vừa so sánh và suy nghĩ đến kết luận có thể rút ra được. Điều đó cho thấy kỹ năng so sánh của các em HS rất kém, không chỉ riêng so sánh các kiến thức trong mơn Ngữ văn.

Khi phân tích các kết quả khảo sát trên đây, chúng tôi nhận thấy việc dạy và học bộ mơn Ngữ văn ở trường PT cịn nhiều bất cập, chưa thực sự đạt được hiệu quả cao đúng với yêu cầu. Trong dạy học bộ môn, GV chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, vẫn tồn tại hình thức dạy học đọc chép, dạy nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học… HS học thụ động, thiếu sáng tạo, không biết tự học, học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò và trò, học thiếu hứng thú, đam mê. Như vậy, hoạt động của cả GV và HS cịn yếu, chưa hồn thành nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ đào tạo kỹ năng. Điển hình như kỹ năng so sánh cịn rất yếu kém. Chúng tơi cũng đánh giá và đưa ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)