Nội dung khảo sát Không
bao giờ
Thỉnh thoảng
Thƣờng xuyên
6.Khi soạn bài, chuẩn bị bài dạy, thầy (cô) đã thực hiện những bước nào?
Xác định mục tiêu dạy học 5% 25% 70%
Xác định cụ thể mục tiêu kỹ năng 45% 35% 45%
Xác định phương pháp dạy học cơ bản 0% 40% 60% Xác định mối liên quan giữa nội dung của bài với
các nội dung trước/sau đó 30% 55% 15%
Phân tích mối liên quan giữa các nội dung trong bài 0% 30% 70% Xác định cách thức củng cố cho bài học 10% 55% 45%
Như vậy, chúng ta thấy hầu hết GV đã thực hiện khâu xác định mục tiêu trước khi soạn một bài dạy. Tuy nhiên, vẫn cịn khá nhiều GV khơng xác định rõ mục tiêu rèn kỹ năng cho HS (20% chưa từng và 35% thi thoảng). Điều này thực sự nguy hiểm vì phương châm của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện cho HS chú trọng về kỹ năng chứ không phải về kiến thức. Số đông GV đã quan tâm đến việc các nội dung kiến thức trong bài có liên quan đến nhau như thế nào nhưng hầu hết chưa để ý đến việc nội dung sắp dạy có liên quan gì đến nội dung dạy trước hoặc sau đó khơng. Và điều đó gây khó khăn cho việc
xác định các kiến thức so sánh và rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS. Đối với biện pháp củng cố cho bài học, chưa đến một nửa số GV quan tâm đến điều này. Điều đó chứng tỏ phần củng cố chưa được chú ý đúng mức hay chưa thực hiện đúng yêu cầu. Mà củng cố lại là một phần rất dễ áp dụng biện pháp so sánh và có thể sử dụng rất tốt để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS.
1.2.2. Thực trạng về việc học tập môn Ngữ văn và kỹ năng so sánh ở HS THPT
- Mục tiêu khảo sát:
+ Đánh giá mức độ u thích của HS đối với bộ mơn Ngữ văn và các biện pháp dạy HS học thường dùng
+ Thống kê kết quả học tập bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT + Đánh giá kỹ năng so sánh của HS THPT
- Đối tượng khảo sát: HS khối lớp 11 của các trường: THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình, THPT Liên Hà – Đơng Anh, THPT Vân Nội – Đông Anh (đều thuộc Hà Nội).
- Phương pháp điều tra: phiếu điều tra - Kết quả: