Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 98 - 102)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

3.3.Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Lựa chọn nội dung bài dạy thực nghiệm

Căn cứ vào kế hoạch dạy học ở trường THPT cũng như hướng đến tính phù hợp của đề tài, chúng tơi chọn dạy thực nghiệm bài Chí Phèo Phần hai: Tác phẩm ở chương trình lớp 11.

3.3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm

Sau khi soạn giáo án thực nghiệm, chúng tôi giao giáo án và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy về mục đích và đi đến thống nhất cách thực hiện theo đúng dự kiến và ý đồ đã đề ra. Trong giáo án thực nghiệm, chúng tôi hướng đến yêu cầu luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm Chí Phèo. Do đó, ngay từ mục đích, phương pháp đến nội

dung bài học đều hướng đến định hướng này.

Do khuôn khổ của luận văn nên giáo án dạy thực nghiệm chúng tôi xếp vào phần Phụ lục.

3.3.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Để tìm hiểu và nắm được kỹ năng lập luận của học sinh sau các giờ học, chúng tôi đã tiến hành cho các lớp dạy đối chứng và dạy thực nghiệm làm bài kiểm tra. Dưới đây là đề kiểm tra và đáp án:

ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM LỚP 11 (Thời gian: 45’) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. Đã lăn ra thì hắn phải kêu: bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ: đập đầu ở đây chỉ thiệt; đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai? Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu khơng đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng. Muốn đập đầu, phải uống thật say. Khơng có rượu, lấy gì làm máu cho nó chảy! Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi. Buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy

hơi cháo hành. Hắn ơm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm chết nó!” Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm.

Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ dọa giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào […] Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:

- Chí Phèo đấy hở? Lè bè cái mồm vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi mà làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ: - Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: - Thơi, cầm lấy vậy, tơi khơng cịn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: - Tao đã bảo tao khơng địi tiền.

- Giỏi! Hơm nay mới thấy anh khơng địi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến cười ha hả:

- Ồ tưởng gì! Tơi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ cịn một cách…biết khơng!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!

Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu lên một tiếng. Chí Phèo vừa chem. Túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng khơng ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra.

(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục – 2009, tr.152-154)

Câu 1 (3 điểm): Chí Phèo “ơm mặt khóc rưng rức” gợi cho em liên tưởng đến một nhân vật nào trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao? So sánh về tiếng khóc của Chí Phèo và nhân vật đó?

Câu 2 (3 điểm): So sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo và cái chết

của nhân vật Bá Kiến?

Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10–12 câu), nêu cảm

nhận của em về ý nghĩa cái chết của nhân vật Chí Phèo.

Đáp án:

Câu 1:

- Chí Phèo “ơm mặt khóc rưng rức” gợi liên tưởng đến nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

- So sánh về tiếng khóc của nhân vật Chí phèo và nhân vật Hộ: + Khác nhau:

Tiếng khóc của nhân vật Chí Phèo:

Được bật ra khi bị Thị Nở từ chối bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Là tiếng khóc của một người cố nơng nghèo bị tha hóa, bị tước đoạt quyền làm người.

Thể hiện khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện.

Tiếng khóc của nhân vật Hộ:

Được bật ra sau hai tấn bi kịch lớn trong cuộc đời: bi kịch sống thừa và bi kịch tình thương.

Là tiếng khóc của một người trí thức ân hận về những hành vi thơ bạo của mình đối với vợ con.

Thể hiện sự vươn lên để giữ vững lẽ sống nhân đạo. + Giống nhau:

Đều biểu hiện thấm thía đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch trong cuộc đời.

Hai nhân vật vẫn rơi vào bế tắc: Hộ không giải quyết được bi kịch gia đình, Chí Phèo phải tìm đến cái chết sau khi giết được kẻ thù của mình.

+ Kết luận: Qua tiếng khóc của nhân vật, Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau trong tâm hồn nhân vật, đánh dấu quá trình thức tỉnh của nhân vật đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn về đề tài người trí thức tiểu tư sản và người nông dân ngèo trước Cách mạng.

Câu 2: So sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo và nhân vật Bá Kiến + Khác nhau:

Cái chết của nhân vật Chí Phèo: là sự cùng đường của một con người bị từ

chối quyền làm người.

Cái chết của nhân vật Bá Kiến: là sự trả giá cho những tội ác mà hắn đã gây nên.

+ Kết luận: Hai cái chết kết thúc truyện đã cho thấy rõ mâu thuẫn khơng thể điều hịa được giữa hai giai cấp: địa chủ bóc lột và nơng dân bị bóc lột trước Cách mạng, chỉ có một cách giải quyết duy nhất là triệt tiêu.

Câu 3:

- Về hình thức: + Số đoạn: 1 đoạn + Số câu: 10 – 12 câu.

+ Kỹ năng làm văn: viết đoạn văn. - Về nội dung:

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống vùng lên, tuy manh động, tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ Cái chết của Chí Phèo đáng thương, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 98 - 102)