So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 103 - 126)

3.4.2. Phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào thang điểm, chúng tôi đã chấm bài học sinh ở các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm ở hai trường một cách cẩn thận, nghiêm túc, khách quan. Kết quả thu được đã có sự khác nhau. Ở trường THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Phan Đình Phùng số bài làm đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn với lớp đối chứng. Trong khi đó, các bài đạt điểm trung bình và yếu có xu hướng giảm. Tỷ lệ đó đã cho thấy sự tiến bộ nhất định về kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm văn học của học sinh. Sự thay đổi đó chứng tỏ hiệu quả bước đầu mà dạy học thực nghiệm mang lại.

Tuy nhiên, kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm văn học của học sinh không thể đánh giá được một cách hồn tồn chính xác qua một bài viết trên lớp. Chúng tôi xác định rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh THPT là một quá trình. Vì vậy, đây là một vấn đề không hề đơn giản, không phải thực hiện dễ dàng trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, thông qua kết quả bài làm của học sinh, chúng tơi đã có thể kiểm tra kết quả dạy học thực nghiệm trong tương quan với các giờ học đối chứng. Đây là cơ sở quan trọng nhất để chúng tơi có thể đi đến những kết luận khoa học cần thiết.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào việc thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, đối chiếu với những nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Yêu cầu chung của nền giáo dục nước ta hiện nay là nâng cao hiệu quả học tập và nhận thức của học sinh, học sinh phải tự chiếm lĩnh tri thức, có như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn và chủ động hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn học còn chưa được chú ý tới, HS chỉ hiểu và trình bày các vấn đề đã học một cách máy móc, thụ động, chưa có khả năng tư duy, suy luận.

Để từng bước cải thiện được thực trạng về dạy học văn ở nhà trường phổ thơng, chúng tơi thiết nghĩ cần phải có một hệ thống các biện pháp khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất và thử nghiệm một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm Chí Phèo cho học sinh lớp 11. Hệ thống bài tập này

được thực hiện theo đúng quy trình so sánh, thể hiện các mức độ phát triển của kỹ năng so sánh trên cơ sở vận dụng 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom trong đánh giá dạy học. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhất là qua theo dõi thực nghiệm, chúng tôi đã thấy được những ưu thế của việc sử dụng biện pháp so sánh trong giờ dạy học tác phẩm Chí Phèo. GV thiết kế bài giảng sinh động,

hấp dẫn hơn; hướng dẫn HS tích cực, chủ động tìm hiểu bài mới, củng cố bài cũ, hệ thống hóa kiến thức đã học tốt hơn, có hứng thú tìm tịi, sáng tạo. Các em HS nắm được nội dung kiến thức vững chắc, sâu sắc, rõ ràng; có khả năng tư duy suy luận logic, liên tưởng, móc nối với những kiến thức đã được học, được biết. Bên cạnh đó, bằng kiến thức vững chắc của bản thân, HS có thể trình bày trước tập thể tự tin; nâng cao thành tích học tập của mình; năng động, tích cực trong hoạt động xã hội.

Từ những kết quả khách quan, đáng mừng tập hợp được sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tơi có thể khẳng định sự thành công của việc thực nghiệm sư phạm cũng như khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập mà luận văn đã đề xuất. Có thể xem đây là một trong những biện pháp nhằm luyện cho học sinh cách rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong việc học tác phẩm văn chương một cách có hiệu quả. Đây chính là cơ sở để áp dụng trong thực tiễn dạy học và mở rộng hướng nghiên cứu nhằm đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao hơn đối với bộ môn Ngữ văn và những môn học khác ở nhà trường phổ thông.

Do hạn chế về thời gian nên đề tài của chúng tơi chỉ nghiên cứu được quy trình xây dựng các biện pháp so sánh trong khâu dạy kiến thức mới và củng cố, hướng dẫn học sinh tiếp tục về nhà tìm hiểu qua dạy học bài Chí Phèo. Các khâu khác của q trình dạy học như ơn tập, kiểm tra đánh giá cần được tiếp tục nghiên cứu để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu, mở rộng các bài học tác phẩm văn chương khác trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng nghiên cứu chúng tôi đề xuất.

Rèn luyện kỹ năng so sánh là một trong những kỹ năng cần thiết trong sự phát triển nhân cách tồn diện. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần chú trọng trong quá trình dạy học.

Áp dụng các biện pháp so sánh là góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, giáo viên có thể tham khảo, thực hiện nhằm làm phong phú, sinh động về nội dung và phương pháp dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (1996), Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt theo hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm – Kỷ yếu Hội thảo đổi mới phương pháp

dạy học Văn và Tiếng Việt ở trường THCS – Hà Nội.

2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạt học

môn Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Nhƣ An (2000), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. M.Aluxep, V.Onhicsuc, M.Crugliac (1976), Phát triển tư duy học sinh,

NXB Giáo dục.

5. M.Arnauđôp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn học.

6. Đinh Quang Báo (1988), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục Việt

Nam.

7. Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Hà (2005), Hình thành kỹ năng so sánh cho

học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục, Số 111

tháng 4/2005.

8. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh

trong quá trình dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ GV.

9. Bộ GD & ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,

sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ GD & ĐT (2006), Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Bộ GD & ĐT (2006), Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Bộ GD & ĐT (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

13. Bộ GD & ĐT (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

14. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa, Phong cách học

tiếng Việt.

16. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2007), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11,

NXB Hà Nội.

17. Nguyễn Đình Chỉnh, Hình thành kỹ năng và năng lực cho học sinh trong

quá trình dạy học, Tạp chí giáo viên và nhà trường, Số 15.

18. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục.

19. Trƣơng Dĩnh (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn văn Duệ (2000), Phương pháp dạy học tích cực, Dạy học giải quyết

vấn đề, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1996 – 2000, NXB Giáo dục.

21. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiên đại, NXB Đại học Quốc

gia.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp

hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.

23. Hà Minh Đức (2002), Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2. NXB Giáo dục.

24. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988-1989),

Tâm lý học (2 tập), NXB Giáo dục.

25. F.Heghen (1999), Mỹ học (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), NXB Văn học. 26. Tạ Đức Hiền (2001), Giảng văn – Văn 11, NXB Hà Nội.

27. E.Ilencove (2003), Logic học biện chứng, NXB Giáo dục.

28. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục.

30. Nguyễn Kỳ (1996), Mơ hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm,

Trường Cán bộ quản lý GD & ĐT Hà Nội.

31. X.I.Kixengogh (1977), Hình thành kỹ năng kỹ xảo cho sinh viên trong điều

kiện nền giáo dục Đại học (Vũ Năng Tĩnh dịch), NXB Giáo dục.

32. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,

33. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách học, NXB Giáo dục. 34. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hồng Hịa Bình, Trần Mạnh Hƣởng (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

35. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt,

NXB Giáo dục.

36. Đinh Trọng Lạc (1998), Phương pháp dạy học phong cách học, NXB

Giáo dục.

37. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học giang dạy văn học, NXB

Giáo dục.

38. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn

chương, NXB Giáo dục.

39. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Bài tập Ngữ văn 11 tập 1, NXB

Giáo dục Hà Nội.

40. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002), Phân tích, Bình giảng tác phẩm

văn học 11, NXB Giáo dục.

42. Nguyễn Đức Nam (1998), Hãy trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu cho bộ mơn Văn ở trường phổ thông – trong cuốn “Nhà giáo nhà văn Nguyễn Đức Nam”, NXB Giáo dục.

43. Bơgivalenxki D.N.Menchinxcaia (1978), Tâm lí lĩnh hội kiến thức trong nhà trường, NXB Giáo dục.

44. K.Pauxtôpxki (1982), Bông hồng vàng, NXB Văn học.

45. A.V.Petrovxki (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB

Giáo dục.

46. Z.IA.Rez (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục. 47. A.RuĐich (1980), Tâm lý học, NXB Thể dục thể thao.

48. Nguyễn Văn Tùng (2002), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường, NXB Giáo dục.

49. Phùng Văn Tửu (1992), Một số ý kiến về đổi mới giảng dạy bộ mơn văn trong nhà trường, Tạp chí Đại học và Giáo dục cơng nghệ, Số 3/1992.

50. Bích Thu (1998), Nam Cao về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục.

51. Nguyễn Trí và một số tác giả (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp

dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

52. Chế Lan Viên (1985), Tuyển tập, NXB Văn học.

53. L.X.Vƣgôtxki (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA, THĂM DÒ

Phiếu điều tra số 1: Điều tra nhận thức của GV về so sánh và biện pháp so sánh

Nội dung khảo sát Tỉ lệ

phần trăm

1.Thầy (cô) hiểu thế nào là so sánh?

Nêu ra các đặc điểm khác nhau

Nêu ra các đặc điểm chính, căn bản để phân biệt chúng với nhau Nêu ra các đặc điểm giống nhau, khác nhau

2.Theo thầy (cô) khi tiến hành biện pháp so sánh, chúng ta phải làm gì?

Chỉ ra ngay điểm khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

Chỉ ra ngay điểm giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác nhau cần so sánh

Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác nhau, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó và đưa ra kết luận

Phiếu điều tra số 2: Đánh giá của GV về tầm quan trọng của biện pháp so sánh

Nội dung khảo sát Thấp Trung

bình

Cao

4.Thầy (cơ) đánh giá thế nào về tầm quan trọng của biện pháp so sánh?

Trong dạy học bài mới Trong củng cố bài dạy Trong kiểm tra, đánh giá

5.Khi dạy một nội dung mới có quan hệ tương đồng vói một nội dung đã dạy, thầy (cô) sẽ:

Không đối chiếu, liên hệ gì với nhau khi dạy Nhắc HS để ý, sau đó dạy bình thường

Sử dụng biện pháp đối chiếu so sánh để dạy nội dung mới trên nền nội dung đã học

Phần củng cố thực hiện đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa mối quan hệ giữa chúng

Kiểm tra, đánh giá, yêu cầu HS hệ thống hóa các kiến thức đó

Phiếu điều tra số 3: Điều tra về chuẩn bị bài soạn của GV

Nội dung khảo sát Không

bao giờ

Thỉnh thoảng

Thƣờng xuyên

6.Khi soạn bài, chuẩn bị bài dạy, thầy (cô) đã thực hiện những bước nào?

Xác định mục tiêu dạy học

Xác định cụ thể mục tiêu kỹ năng Xác định biện pháp dạy học cơ bản

Xác định mối liên quan giữa nội dung của bài với các nội dung trước/sau đó

Phân tích mối liên quan giữa các nội dung trong bài

Xác định biện pháp củng cố cho bài học

Phiếu điều tra số 4: Điều tra thái độ học tập môn Ngữ văn của HS

STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ %

1 Thái độ với mơn học

u thích, say mê Bình thường Nhàm chán, khơng u thích 2 Kết quả học tập kì 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

3 Học bài cũ sau mỗi bài học

Học bài, tìm hiểu thêm các ứng dụng thực tiễn Học bài, làm bài tập được giao

Cố học vẹt mặc dù không hiểu Không thể học được vì khơng hiểu Khơng học bài vì mơn văn rất chán

4 Chuẩn bị bài cũ trước khi học bài mới

Soạn bài trước theo hướng dẫn của GV Đọc thêm các tài liệu khác có liên quan Xem lại kiến thức đã học có liên quan Xem qua các mục chính

Phụ lục 2. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Đọc văn CHÍ PHÈO

Nam Cao Phần hai: Tác phẩm

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh 1. Về kiến thức

- Hiểu được hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).

- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm;

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngơn ngữ nghệ thuật...

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Về thái độ

- Phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đầy rẫy những bất công, tàn bạo.

- Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, biết yêu thương và trân trọng nhân vật Chí Phèo nói riêng và người nơng dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.

B. Phƣơng tiện dạy học 1. Giáo viên

- Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, tập 1 máy chiếu - Tranh ảnh, tư liệu về truyện ngắn Chí Phèo.

- Tài liệu tham khảo: Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục; Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục; Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học

11, NXB Giáo dục Việt Nam…

2. Học sinh

- Vở soạn, sách giáo khoa, vở ghi; chuẩn bị tư liệu cho bài học.

C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ học) 3. Bài mới

* Lời vào bài

Đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, người đọc tưởng chừng như khơng cịn gì để nói thêm nữa về nỗi khổ của người nông dân trước Cách mạng. Vậy mà khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc nhận thấy: đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Với việc xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 103 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)