Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 52 - 54)

1.1.1 .Tư duy logic và liên tưởng định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh

1.2.3.Nguyên nhân của thực trạng

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3.Nguyên nhân của thực trạng

Có nhiều ngun nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào hứng của HS, cả khách quan và chủ quan.

Trước hết phải kể đến là thực trạng chung của cả ngành giáo dục nước ta là chậm đổi mới. Cả thế giới đang thay đổi phương pháp giáo dục để đáp ứng được yêu cầu phát triển thì chúng ta triển khai cơng tác này cịn chậm trễ, chưa đồng bộ. Chúng ta vẫn tồn tại một quan niệm sai lầm, cũ kĩ, lạc hậu về việc dạy học. Nói một cách khác, cho đến nay lí luận dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng ở nước ta vẫn ít đổi mới hoặc cịn nặng về hình thức. Thực trạng dạy học văn hiện nay cho thấy: việc thực hành, hình thành các kỹ năng chưa thực sự được coi trọng. GV chưa phát huy được vai trị chủ động, tích cực, chủ thể của người học; chưa tạo lập được hứng thú học tập cho HS. Hệ thống bài tập trong chương trình chưa thật phong phú, đa dạng về nội dung, đơn giản về hình thức. Việc thực hành tại lớp cịn mang tính đối phó, việc bố trí thời gian luyện tập chưa thật hợp lí, giờ học còn nặng nề cung cấp lí thuyết, tích hợp chưa cao. Việc ra đề kiểm tra đánh giá thi cử chưa phát huy được sự sáng tạo, độc lập của HS; việc chấm trả bài còn khá đơn giản: GV ít đưa ra và chữa lỗi cụ thể cho HS, tâm thế HS chủ yếu là nhận bài và xem điểm số của mình.

Bên cạnh đó, xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học cơng nghệ vì vậy đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế,… ít có hứng thú học tập môn Ngữ văn, bởi phần đông HS nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xã hội, khơng học vẫn biết đọc, biết nói; học văn khơng thiết thực, khó chọn ngành nghề sau này. Văn có kém chút, ra đời vẫn khơng sao, vẫn nói và viết được. Cịn khơng học ngoại ngữ, không học khoa học - kĩ thuật thì coi như chịu phép. Đó cũng là lí do khiến cho đa số HS khơng cố gắng học văn. Thực tế một số các lớp, trường chuyên khoa học tự nhiên coi nhẹ học văn, lười học, chán học vẫn được lên lớp. Mặt khác, do các em HS ảnh hưởng phương pháp học tập cũ, thụ động,

thậm chí cịn quen với kiểu thầy bảo gì trị ghi nấy, khó có thể thay đổi ngay sang phương pháp học tập mới.

Ngồi ra, cịn có nhiều ngun nhân khác cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học mơn Ngữ văn nói riêng và các mơn học khác nói chung như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các lớp tập huấn bồi dưỡng chun mơn cịn nặng về hình thức...

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH QUA TÁC PHẨM CHÍ PHÈO – NGỮ VĂN 11, TẬP 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 52 - 54)