Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng việt nam thịnh vượng tại chi nhánh đông anh – hà nội (Trang 36 - 40)

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn từ khách hàng cá nhân

1.3.1. Nhân tố khách quan

31

(1) Môi trường kinh tế

Môi trƣờng kinh tế nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, mức độ ổn định và phát triển của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, lạm phát… là cơ sở đầu tiên để các cá nhân ra quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại hối hay đầu tƣ vào tài sản khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của tiền tệ biến động phức tạp, lạm phát cao, với mục đích an tồn tài sản, các cá nhân thƣờng có xu hƣớng tích trữ vàng, mua ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác (nhƣ bất động sản, các tài sản quý giá...) hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Do đó nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân của các NHTM sẽ giảm đáng kể. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì ngƣời dân có cái nhìn khả quan hơn và có xu hƣớng gửi tiền vào NHTM nhiều hơn làm cho nguồn vốn huy động đƣợc từ khách hàng cá nhân của NHTM đƣợc tăng cƣờng.

(2) Mơi trường chính sách pháp luật

Lĩnh vực hoạt động của NHTM là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của NHTM luôn đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp luật, trong đó có hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân. Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống NHTM là công cụ đắc lực để thực hiện. Sự thay đổi trong chính sách tài chính - tiền tệ, quy định của Chính phủ và Ngân hàng Trung ƣơng ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn, chất lƣợng nguồn vốn huy động từ các cá nhân của NHTM. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nƣớc có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội, ngƣời dân sẽ tập trung gửi tiền vào NHTM nhiều hơn do lãi thu đƣợc từ khoản tiền gửi lớn hơn và hoạt động huy động vốn trong dân cƣ của NHTM đƣợc tăng cƣờng. Ngƣợc lại, khi Nhà nƣớc có chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất giảm để tăng cung tiền, lãi suất huy

32

động vốn cũng giảm, hoặc khi Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích đầu tƣ, mở rộng sản xuất thì ngƣời dân sẽ bỏ tiền vào hoạt động sản xuất và đầu tƣ vào các kênh đầu tƣ khác có lợi nhuận cao hơn thay vì gửi tiền vào NHTM hƣởng lãi suất thấp, do đó huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của NHTM bị hạn chế.

(3) Nguồn thu nhập của người dân

Mức thu nhập của ngƣời dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lƣợng tiền gửi vào NHTM. Khi ngƣời dân có thu nhập càng cao, lƣợng tiền để dành càng lớn, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu ngƣời đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng với một mức tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này đƣợc thỏa mãn hoàn toàn và lƣợng tiền dƣ sẽ tăng nhanh. Do đó lƣợng tiền ngƣời dân gửi tiết kiệm vào NHTM tăng cao, huy động vốn trong dân cƣ của NHTM đƣợc tăng cƣờng. Ngƣợc lại, khi ngƣời dân có thu nhập thấp, thu nhập không đủ tiêu dùng hoặc chỉ dƣ ra một lƣợng ít, lƣợng tiền gửi vào NHTM sẽ giảm, huy động vốn từ KHCN không đƣợc tăng cƣờng.

(4) Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân

Yếu tố tâm lý của ngƣời dân ảnh hƣởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền huy động từ tiền gửi KHCN của NHTM. Khi ngƣời dân có tâm lý tin tƣởng vào tƣơng lai của ngân hàng sẽ gửi nhiều tiền tiết kiệm vào ngân hàng hơn, từ đó huy động vốn trong dân cƣ của NHTM đƣợc tăng cƣờng. Ngƣợc lại, tâm lý của khách hàng mất ổn định, không tin tƣởng vào NHTM sẽ xảy ra hiện tƣợng rút tiền hàng loạt làm giảm lƣợng vốn huy động đƣợc từ KHCN của NHTM.

Thói quen tiêu dùng của ngƣời dân rất khác nhau giữa các vùng, các địa phƣơng và các quốc gia. Có thể với cùng một mức thu nhập, nhƣng lƣợng tiền bỏ vào tiết kiệm ở mỗi nơi lại khác nhau do tâm lý thích tiêu dùng. Nếu ngƣời

33

dân có tâm lý thích tiêu dùng, lƣợng tiền dành cho tiêu dùng sẽ tăng lên và lƣợng tiền tiết kiệm sẽ giảm đi, do đó huy động vốn trong dân cƣ của NHTM sẽ giảm. Trƣờng hợp ngƣợc lại, lƣợng tiền dành cho tiêu dùng sẽ ít đi, lƣợng tiền dành cho tiết kiệm tăng lên dẫn tới huy động vốn trong dân cƣ của NHTM đƣợc tăng cƣờng.

Thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng đến việc tăng cƣờng huy động vốn trong dân cƣ của NHTM. Nếu ngƣời dân ƣa thích dùng tiền mặt, lƣợng tiền trong tài khoản tiền gửi thanh toán của họ sẽ đƣợc rút ra phục vụ tiêu dùng bằng tiền mặt làm cho huy động vốn trong dân cƣ của NHTM giảm. Nếu ngƣời dân ƣa thích dùng các tiện ích trong thanh toán của NHTM hơn là thanh toán bằng tiền mặt, lƣợng tiền trong tài khoản thanh toán của cá nhân sẽ tăng lên, huy động tiền gửi KHCN đƣợc tăng cƣờng.

(5) Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Cơ cấu dân cƣ và vị trí địa lý cũng có tác động nhất định đến khả năng huy động tiền gửi KHCN của NHTM. Tại những địa điểm dân cƣ đông đúc, các thành phố lớn và nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, NHTM có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng để tiếp thị giới thiệu sản phẩm thì việc huy động tiền gửi KHCN của các NHTM đƣợc tăng cƣờng. Ngƣợc lại, tại các vùng nông thôn hay miền núi nghèo khó, dân trí thấp, kinh tế kém phát triển, nơi dân cƣ thƣa thớt, địa hình đi lại khó khăn, thu nhập thấp, ngƣời dân chƣa quen với các danh từ “ngân hàng”, “gửi tiền”, “thanh toán” … hay các dịch vụ tiện ích khác kèm theo sẽ gây nên trở ngại rất lớn cho các NHTM trong việc tiếp cận giới thiệu sản phẩm, vận động ngƣời dân gửi tiền nên việc huy động vốn của các ngân hàng cũng rất khó khăn. Từ đó làm hạn chế khả năng tăng cƣờng lƣợng tiền gửi huy động từ KHCN của NHTM.

34

Trong q trình hoạt động, các NHTM ln phải tính đến điều kiện mơi trƣờng kinh doanh, nhƣ có bao nhiêu cơ hội đầu tƣ tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trên địa bàn đó.

Nếu trên địa bàn chỉ có một ngân hàng hoạt động, họ đƣơng nhiên sẽ đƣợc hƣởng tất cả các nguồn khách hàng cá nhân tiềm năng trên địa bàn đó, việc tăng cƣờng huy động vốn trong dân cƣ cũng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, ngồi những vùng miền núi xa xơi đặc biệt khó khăn, các vùng có tiềm năng lớn đều có sự xuất hiện của rất nhiều NHTM. Nếu ngân hàng nào khơng có chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp, lƣợng vốn huy động cũng nhƣ khách hàng cá nhân tiềm năng có thể sẽ bị các ngân hàng khác thu hút, nguồn vốn huy động từ KHCN sẽ giảm, do đó sẽ rất khó khăn trong việc tăng cƣờng huy động vốn từ KHCN.

Một phần của tài liệu Phát triển huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng việt nam thịnh vượng tại chi nhánh đông anh – hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)