.4 Hướng dẫn phần hệ quả định lí Thalès

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuyển hóa sư phạm trong dạy học tam giác đồng dạng ở trường trung học cơ sở (Trang 71 - 75)

Hoạt động 4 - Củng cố

GV yêu cầu HS:

• Phát biểu định lí đảo của định lí Thalès và lưu ý cho HS đây là một dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

⇒ CHSP: mở rộng cho HS thêm dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

• Phát biểu hệ quả của định lí Thalès và phần mở rộng của nó.

• Bài 6 trang 62 SGK.

2.4.2. Tính chất đường phân giác của tam giác

§3. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC (Chương III. Bài 3 SGK Toán 8 tập 2)

GV yêu cầu HS phát biểu lại định lí Thalès và yêu cầu làm 1 bài tập do GV đưa ra.

HS lên bảng trả lời và làm bài tập.

Hoạt động 2 - Định lí

GV: Cho HS làm ?1, đề bài treo trên bảng phụ và gọi 1 HS lên bảng vẽ tia phân giác, rồi làm các yêu cầu của ?1

HS: Một HS lên bảng làm ?1

GV: Kiểm tra vở của một vài HS dưới lớp, gọi HS nhận xét bài bạn. GV: Cho 4ABC có Aˆ= 60o, AB = 3, AC = 6. Có AD là tia phân giác. Hãy đo độ dài DB, DC và so sánh các tỉ số.

⇒ CHSP: GV cho thêm bài tập để chứng minh kết quả tìm được ở ?1 cũng đúng với tam giác trên từ đó suy ra kết quả đúng với mọi tam giác.

GV tổng quát lại: Trong cả hai trường hợp đều có: AB AC =

BD

DC có nghĩa là AD đã chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kể hai đoạn ấy. Từ đây ta có định lí.

GV cho HS đọc định lí SGK.

HS đọc nội dung định lí trang 65 SGK và lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL. * GV đưa lại hình vẽ ở phần kiểm tra bài cũ và hỏi:

Nếu AD là tia phân giác A. Em hãy so sánhˆ BE và AB từ đó suy ra điều gì?

⇒ CHSP: GV hỏi để gợi ý từng bước cho HS chứng minh định lý.

HS: Nếu AD là tia phân giác của Aˆ thì BED\ = BAE(=[ \DAC

⇒ 4ABE cân tại B ⇒ AB = BE Lại có DB DC = EB AC Từ đó suy ra DB DC = AB AC

GV hỏi tiếp: Để chứng minh định lí ta cần vẽ thêm đường nào? Sau đó yêu cầu HS chứng minh miệng bài toán.

⇒ CHSP: GV hỏi câu gợi ý từng bước để dẫn dắt HS chứng minh bài toán.

HS: Từ B ta kẻ đường thẳng song song với AC và cắt đường thẳng AD tại E. Sau đó HS chứng minh miệng.

GV: Yêu cầu hoạt động nhóm, làm ?2 ?3

HS: Hoạt động nhóm và đại diện trình bày bài.

GV: Cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá bài các nhóm.

GV: NếuAD là tia phân giác ngồi củaAˆthì định lí có cịn đúng khơng? Hoạt động 3 - Chú ý

GV: Cho HS đọc chú ý SGK HS: đọc nội dung chú ý SGK.

GV: hướng dẫn HS chứng minh chú ý.

⇒ CHSP: GV hướng dẫn HS chứng minh chú ý để củng cố kiến thức đã học và để HS biết cách chứng minh định lí với góc ngồi của tam giác.

Hoạt động 4 - Luyện tập, củng cố

GV: Yêu cầu HS phát biểu lại định lí tính chất đường phân giác của tam giác.

HS: Phát biểu lại định lí.

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 15, 16 SGK trang 67. 2.4.3. Khái niệm tam giác đồng dạng

§4. KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG (Chương III. Bài 4 SGK Tốn 8 tập 2)

Hoạt động 1 - Hình đồng dạng

GV đặt vấn đề: Chúng ta vừa được học định lí Thalès trong tam giác. Từ tiết này chúng ta sẽ học tiếp về tam giác đồng dạng.

Phần thứ nhất ta xét tới hình đồng dạng.

GV treo tranh hình 28 SGK trang 69 và giới thiệu: Bức tranh gồm ba nhóm hình, mỗi nhóm có 2 hình.

Em hãy nhận xét về hình dạng, kích thước của các hình trong mỗi nhóm?

HS:

• Các hình trong mỗi nhóm có hình dạng giống nhau.

• Kích thước có thể khác nhau.

GV: Những hình có hình dạng giống nhau nhưng kích thước có thể khác nhau được gọi là những hình đồng dạng.

Ở đây ta chỉ xét các tam giác đồng dạng. Trước hết ta xét định nghĩa tam giác đồng dạng.

Hoạt động 2 - Tam giác đồng dạng

GV: Yêu cầu HS làm ?1 từ đó rút ra định nghĩa tam giác đồng dạng. GV yêu cầu 3 HS đứng tại chỗ chỉ ra các đỉnh tương ứng, các góc tương ứng, các cạnh tương ứng khi 4A0B0C0 ∼ 4ABC.

⇒ GV đã thực hiện một chuyển hóa bằng cách đặt ra câu hỏi nhằm củng cố kiến thức vừa học.

HS: 3 HS đứng tại chỗ trả lời.

GV lưu ý: Khi viết tỉ số k của 4A0B0C0 đồng dạng với 4ABC thì cạnh của tam giác thứ nhất (4A0B0C0) viết trên, cạnh tương ứng của tam giác thứ hai 4ABC viết dưới.

Trong ?1 trên k = A

0B0 AB

⇒ CHSP: Giáo viên lưu ý cách viết tỉ số đồng dạng cho HS, đồng thời đưa ra ví dụ ?1 vừa làm ở trên để HS biết cách viết tỉ số đồng dạng của hai tam giác.

GV đưa thêm bài tập yêu cầu HS làm. Bài 1: Cho 4M RF ∼ 4U ST

a) Từ định nghĩa tam giác đồng dạng có những điều gì?

⇒ CHSP: GV đưa thêm bài tập để củng cố kiến thức vừa học ở trên, đồng thời kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.

GV: Ta đã biết định nghĩa tam giác đồng dạng, ta xét xem tam giác đồng dạng có tính chất gì?

GV đưa lên hình vẽ và đặt câu hỏi (hình 2.5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuyển hóa sư phạm trong dạy học tam giác đồng dạng ở trường trung học cơ sở (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)