Hệ thống dạy học tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuyển hóa sư phạm trong dạy học tam giác đồng dạng ở trường trung học cơ sở (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Quan niệm của lý thuyết tình huống về tri thức sự chuyển hóa sư

1.2.1. Hệ thống dạy học tối thiểu

Theo lí thuyết tình huống, hệ thống dạy học tối thiểu gồm các thành phần thầy giáo, học trò, tri thức, mơi trường được biểu diễn như sơ đồ (hình 1.1)[8]

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống dạy học tối thiểu

a. Tri thức

Về thành phần tri thức, trong lí luận dạy học, Yves Chevallard đã phân tích q trình tổng qt biến đổi giữa các dạng tri thức từ tri thức khoa học thành tri thức chương trình và tri thức dạy học và được gọi là q trình chuyển hóa sư phạm.

Tri thức khoa học thể hiện tri thức đúng đắn cuối cùng nhà khoa học đạt được, dưới một dạng tổng quát nhất, theo quy tắc trong cộng đồng khoa học. Khi thơng báo một tri thức nào đó, nhà nghiên cứu thường xóa đi q trình lịch sử đã dẫn mình đến tri thức này.

Tri thức chương trình phải được các nhà giáo dục chọn lọc, sắp xếp lại, có cách thức diễn đạt phù hợp với mục tiêu và điều kiện xã hội để đảm bảo sự tương hợp của hệ thống với mơi trường của nó. Tri thức chương trình là đối tượng dạy học, đồng thời là mục tiêu dạy của thầy và mục tiêu học của trò. Tri thức dạy học được người thầy giáo biến đổi lại từ tri thức chương trình, sách giáo khoa theo khả năng sư phạm của mình, phù hợp với lớp học, trình độ học sinh và những điều kiện khác để đạt được mục tiêu dạy học. Sự chuyển hóa sư phạm của hệ thống dạy học tối thiểu bao gồm hai khâu:

• Tri thức khoa học ⇒ tri thức chương trình

b. Thầy giáo

Theo lí thuyết tình huống, trong q trình dạy học, người học trị phải hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo nhưng vai trò của người thầy vẫn rất quan trọng, thể hiện đặc biệt ở hai chức năng ủy thác và thể chế hóa.

Ủy thác khơng phải là bắt học trị học tập theo ý thầy mà phải gợi ra vấn đề để học sinh giải quyết, biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học của mình và đảm nhiệm quá trình hoạt động để kiến tạo tri thức, hoạt động này nhất thời gần giống với hoạt động của nhà nghiên cứu. Để đạt được điều này, người thầy làm công việc ngược lại với nhà nghiên cứu: hồn cảnh hóa, thời gian hóa và cá nhân hóa lại tri thức chương trình từ đó có thể chuyển hóa thành tri thức của học sinh.

Việc chuyển hóa kiến thức mà học trị kiến tạo được thành tri thức của xã hội chính là thể thức hóa. Trong q trình này cần có vai trị của người thầy, qua đó người học chính thức chấp nhận kiến thức mình tìm ra chính là tri thức chung của xã hội và người thầy chính thức chấp nhận kiến thức tìm ra của trị. Vì đơi khi, học trị đã tìm ra lời giải cho những vấn đề được đặt ra, nhưng khơng biết rằng mình đã tạo ra một kiến thức có thể sẽ được dùng trong những trường hợp khác. Đối tượng của thể thức hóa chính là sự chấp nhận kép này.

Dưới góc độ sư phạm, để thể thức hóa một kiến thức người thầy phải giúp trị:

• Xác nhận kiến thức đó;

• Đồng nhất hóa kiến thức trị đã tìm được bằng cách phi hồn cảnh hóa, phi thời gian hóa và phi cá nhân hóa kiến thức ấy;

• Chỉ ra cho học trị thấy tri thức đã được đồng nhất hóa chính là tri thức có ích cần được ghi nhớ và vận dụng trong những trường hợp khác;

• Chỉ ra vị thế của tri thức trong chương trình để học trị nắm được tri thức đó theo đúng mục tiêu, yêu cầu, cách thức diễn đạt và

mức độ được quy định trong chương trình, hướng dẫn ghi nhớ và vận dụng tri thức đó.

c. Học trị và mơi trường

Sự hiểu biết hệ thống dạy học và đặc biệt là hiểu việc học của trò đòi hỏi phải bổ sung một yếu tố nữa là Môi trường vào tam giác Thầy giáo – Học trò – Tri thức. Môi trường là hệ thống đối mặt với người học và nó cho phép tạo ra những tác động phản hồi quá trình người học vận dụng hoặc điều chỉnh những tri thức hay quan niệm sẵn có.

Nhiệm vụ của học trị là học thơng qua sự tương tác với môi trường và trong q trình làm việc với mơi trường để thích nghi với mơi trường học trị gặp hai trường hợp đó là đồng hóa và thích nghi. Đồng hóa là người học có thể vận dụng những tri thức và quan niệm sẵn có vào đối tượng mới, cịn điều tiết là khi trò phải điều chỉnh những tri thức hoặc quan niệm sẵn có để giải quyết vấn đề nảy sinh khi những đối tượng mới tác động trở lại chủ thể.

Trường hợp tri thức cũ khơng cịn đáp ứng được u cầu trước một vấn đề mới, ta nói có một sự mất cân bằng. Ta nói chủ thể đã thiết lập lại được sự cân bằng khi điều chỉnh được tri thức cũ, hình thành tri thức mới và giải quyết được vấn đề. Như vậy, người thầy giáo phải lựa chọn đúng những vấn đề đặt ra cho người học thì mới gợi cho học trị được những sự thích nghi mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chuyển hóa sư phạm trong dạy học tam giác đồng dạng ở trường trung học cơ sở (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)