Cơ sở tâm lý và giáo dục học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 27 - 29)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Cơ sở tâm lý và giáo dục học

1.1.2.1. Cơ sở tâm lý tiếp nhận của học sinh THPT * Cơ sở nhận thức

Các lý thuyết học tập như thuyết hành vi (Behavorism), thuyết nhận thức (thuyết tri nhân- Cognitivism), thuyết kiến tạo (Con strucktivi son)… đã chỉ ra rằng quá trình nhận thức của người học là sự kích thích, phản ứng, học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo theo từng cá nhân thông qua sự tương tác giữa người học và nội dung học tập

Học sinh THPT đã có sự phát triển tương đối cao về nhận thức. Theo thang bậc nhận thức của B.J Boom (1954), hoạt động nhận thức được chia làm sáu cấp độ: Biết (nhớ); Hiểu – Vận dụng – phân tích – tổng hợp– đánh giá. Ở học sinh THPT, ngoài các mức độ nhận biết, thơng hiểu, vận dụng, phân tích thì cần phát triển cấp độ nhận thức cao như tổng hợp, đánh giá vấn đề.

* Cơ sở tư duy

Khái niệm tư duy và kỹ năng tư duy:

Tư duy là một q trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mỗi liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. Các trạng thái tư duy bao gồm: nắm vấn đề, tự động hóa và chuyển hóa. Để phát triển ở người học các mức độ nhận thức cao thì phải trang bị cho họ những kỹ năng tư duy cần thiết. Kỹ năng tư duy là khả năng tiến hành các thao tác trí tuệ như: Phân tích, so sánh, suy luận, tổng hợp, đánh giá… tri thức lĩnh hội và các vấn đề của thực tiễn khác quan, từ đó giúp con người giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo.

Học sinh THPT cần được trang bị để hình thành các kỹ năng tư duy tương đối toàn diện như: Kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy đối thoại, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Lí luận dạy học hiện đại đề ra yêu cầu dạy học phải nhằm phát triển các hoạt động tư duy, phát triển trí tuệ của học sinh. Theo quan điểm dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên cần tăng cường các hoạt động khám phá của học sinh để rèn luyện cho các em các năng lực tư duy, từ đó hình thành khả năng tự học, tự nắm bắt vấn đề.

Khái niệm phương pháp: Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất được bắt nguồn từ hoạt động và là khái niệm ln sóng đơi với hoạt động, là cách thức, biện pháp để thực hiện, con đường dẫn đến mục đích đề ra. Khái niệm phương pháp (theo từ điển Britannica, thuật ngữ này xuất hiện từ tiếng La tinh năm 1541 có nhiều tài liệu dẫn xuất xứ là từ tiếng Hylạp): Methodos - “con đường dẫn đến chân lý có nội hàm chỉ cách thức dẫn đến mục tiêu”. Theo ngơn ngữ nay thì Methodos gồm hai yếu tố ghép lại: “Meta”: Có nghĩa là sau, theo sau. “Odos”: Có nghĩa là con đường. Có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về PPDH như sau:

“PPDH là tổ hợp các cách thức, biện pháp thực hiện hoạt động hợp tác, tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt mục tiêu dạy học”.

* Đặc điểm tâm lý tiếp nhận văn bản tự sự của học sinh THPT

Nhìn chung, ở lứa tuổi này, mức độ nhận thức của các em đã tương đối phát triển. Học sinh THPT đã biết vận dụng, phân tích các loại thể văn bản tự sự và hình thành năng lực nhận thức tổng hợp, đánh giá vấn đề.

Tuy nhiên, tâm lý ngại học bộ môn Ngữ văn vẫn tồn tai ở khơng ít các em học sinh. Tâm lý này có thể lý giải từ góc độ đặc thù mơn học: tư duy văn học là tư duy trừu tượng, để cảm hiểu được cạ hay, cái đẹp của văn chương còn cần đến sự nhạy cảm của tâm hồn; bài làm văn thường dài, việc chấm bài phải vừa trên cơ sở định tính lại vừa kết hợp với định lượng nên độ chênh lệch giữa người chấm cùng một bài, thậm chí ngay trong cùng người chấm ở các bài khác nhau cũng cao hơn các môn tự nhiên. Mặt khác, khi học môn Ngữ văn, nhất là đọc hiểu các tác phẩm tự sự, đại bộ phận hoc sinh thường có tâm lý ngại ngần do văn bản thường dài, các em ngại đọc, ngại học dẫn

chứng, không như thơ. Vì thế, trong quá trình đọc hiểu văn bản tự sự, khi phân tích nhân vật hoặc giá trị tư tưởng của truyện, các em chủ yếu dừng lại ở việc tìm chi tiết, thuật lại diễn biến sự việc, phân tích giá trị của các chi tiết… Việc tìm hiểu ngơn ngữ trong tính hệ thống hầu như bị bỏ qua, dẫn đến việc cảm thụ tác phẩm ở người học đơi khi cịn mang tính chủ quan, hời hợt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)