Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trung tâm dựa trên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 50 - 52)

nghĩa

2.2.1. Xác định đề tài

Khái niệm đề tài:

Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Ngôn ngữ, 1998, đề tài là đối tượng để nghiên cứu hặc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học nghệ thuật. Trong chương trình SGK Ngữ văn 10, đề tài cũng được định nghĩa “là hiện tượng đời sống được nhà văn phản ánh và miêu tả”.

Đề tài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Từ khái niệm đề tài, kết hợp với kết quả khảo sát các trường nghĩa chính trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, có thể thấy, đề tài của tập Truyện Tây Bắc

chính là miền núi Tây Bắc trước cách mạng tháng tám. Viết về đề tài miền núi, những trang văn của Tơ Hồi chân thật, giản dị, nồng ấm yêu thương và vời vợi chất thơ. Vợ chồng A Phủ viết về cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây Bắc trước cách mạng, là tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về đề tài miền núi trong nền văn học ta từ trước cho đến lúc đó.

2.2.2. Nhân vật trung tâm

Nhân vật trong tác phẩm tự sự

Tơ Hồi đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết

thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác"; “Chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện,nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ”; “Nhân vật là trụ cột của sáng tác. Phải chuẩn bị nhân vật trước tiên” [17, tr.62, 66,74]

Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trị quan trọng trong việc tổ chức và

triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, q trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân

vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.

Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong khơng ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm.

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Dựa trên các dấu hiệu nhận biết nhân vật trung tâm như: nhan đề (tên nhân vật trung tâm); nhân vật chính quan trọng nhất xun suốt tồn bộ tác phẩm; nhân vật được ngịi bút nhà văn dụng cơng xây dựng và thường “tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”; căn cứ vào kết quả khảo sát các trường ngữ nghĩa về con người Tây Bắc, có thể xác định nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói chung, đoạn trích nói

riêng chính là Mị và A Phủ. Trường nghĩa về Mị và A Phủ (thuộc TTN chỉ người lao động) chiếm tới 85,9% số lượng từ thuộc trường nghĩa chỉ con người Tây Bắc và có tỷ lệ tần số xuất hiện chiếm 88,4%. Đây là một căn cứ chính xác để thuyết phục, lí giải tại sao trong giờ dạy đọc hiểu, học sinh cần tập trung phân tích nhân vật Mị và A Phủ, đặc biệt nhận vật Mị.

Như vậy, việc xác lập các trường nghĩa khi tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn chương chính là cơ sở khoa học để xác định đề tài, nhân vật trung tâm và cho những nhận xét về nội dung, chủ đề của tác phẩm.

Để xác định được chính xác đề tài, nhân vật trung tâm, chủ đề, ngoài việc dựa vào việc xem xét hệ thống trường nghĩa, tiểu trường nghĩa được thiết lập; dựa vào mối quan hệ giữa các yêu tố từ vựng trong trường nghĩa còn phải sử dụng phương pháp so sánh để nhận ra trong các trường nghĩa, tiểu trường nghĩa nào, loại từ ngữ nào được huy động nhiều hơn, có giá trị nổi bật hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 50 - 52)