Miêu tả các trường nghĩa chính được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 40 - 50)

2.1. Khảo sát, thiết lập và miêu tả trường nghĩa

2.1.3. Miêu tả các trường nghĩa chính được khảo sát

2.1.3.1. Các trường nghĩa chính trong đoạn trích

Từ những hiểu biết về trường nghĩa, chúng tôi tiến hành thống kê,

phân loại từ ngữ, xác định các trường nghĩa chính. Qua q trình tiến hành khảo sát, tìm hiểu từ ngữ trong đoạn trích, chúng tơi thấy có thể thiết lập các trường nghĩa chính sau đây: Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc, trường nghĩa con người Tây Bắc, trường nghĩa văn hóa Tây Bắc.

Bảng 2.1. Khảo sát các trường nghĩa chính trong đoạn trích STT Trường nghĩa Số lượng STT Trường nghĩa Số lượng

từ ngữ TS xuất hiện Tỷ lệ % Số lượng Tần số 1 TN thiên nhiên 39 81 11,8 12,1 2 TN người 249 520 75,2 77,7 3 TN văn hóa 43 68 13,0 10,2 Tổng 331 669 100 100

2.1.3.2. Miêu tả các trường nghĩa chính được khảo sát

Trong số các trường nghĩa chính được khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy trường nghĩa chỉ người được thiết lập bởi số lượng từ ngữ nhiều nhất (249/331), chiếm 75,2% tổng số từ ngữ của ba trường nghĩa. Đây cũng là trường nghĩa có tần số xuất hiện của từ ngữ cao nhất : 520 lần, chiếm 77,7%. Hai trường nghĩa cịn lại có số lượng từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ không chênh nhau đáng kể.

Việc thống kê kết quả khảo sát các trường nghĩa này chính là căn cứ, cơ sở để xác định đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật trung tâm; là cơ sở để phân tích nhân vật; cơ sở để nhận ra đặc sắc phong cách nghệ thuật cũng như hiểu hơn về tài năng, tâm hồn của nhà văn Tơ Hồi.

* Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc

Bao gồm hệ thống tiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Bắc, là tập hợp tất cả các hệ thống từ ngữ cùng chung nét nghĩa nào đó về thiên nhiên.

Mảnh đất Tây Bắc có lẽ đã “để thương, để nhớ” khơng chỉ với riêng

nhà văn Tơ Hồi. Trong chương trình Ngữ văn 12, HS đã được biết về một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt với “sương lấp đoàn quân mỏi”, với “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao ngàn thước thước xuống”, “chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” bên cạnh một Tây Bắc nên thơ, duyên dáng, mĩ lệ, với bảng lảng chiều sương, hồn lau phơ phất nẻo bến bờ, “trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”… qua những vần thơ tài hoa của Quang Dũng trong Tây Tiến. HS cũng đã biết đến một miền Tây Bắc – “nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, “người là mẹ của hồn thơ”(Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên), mảnh đất từng lưu giữ những kỉ niệm, những ân tình khơng thể nào qn với những ai đã từng đến nơi đây, nhất là những người đã một thời gắn bó với Tây Bắc. Ấn tượng về thiên nhiên Tây Bắc càng đậm nét thêm nhờ những trang tuyệt bút Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tuân - nhà văn mà chúng ta gọi là “bậc thầy ngôn ngữ mà không thấy ngại miệng”. Trong trang viết của Nguyễn Tuân, thiên nhiên được miêu tả như kẻ thù số một của con người, đồng thời cũng là một cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa; thiên nhiên được khắc họa với dụng ý nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của con người nên dung lượng từ ngữ được huy động trong trường thiên nhiên cũng nhiều khơng kém trường con người (có thể dựa vào độ dài và tần số xuất hiện của những từ cùng trường thiên nhiên trong đoạn trích). Tơ Hồi dường như không dụng công khắc họa thiên nhiên mà miêu tả thiên nhiên như một sự ngầm lí giải những chuyển biến tâm lí của nhân vật nhưng vẫn làm dậy lên hương sắc núi rừng Tây Bắc.

Trong ba trường nghĩa chính được khảo sát, trường thiên nhiên có số lượng từ ngữ ít nhất (39/331từ ngữ, chiếm 11,8 %), trường nghĩa văn hóa Tây

Bắc (có số lượng từ ngữ là 43/331, chiếm 13,0% đứng thứ 2) và trường nghĩa người (có 249/331 từ ngữ, chiếm 75.2%; tần số xuất hiện cao nhất: 77,7%).

Đi sâu vào khảo sát các tiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Bắc, chúng tôi thấy dấu ấn miền núi Tây Bắc khá đậm nét, từ địa danh, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu đến các lồi động, thực vật… Có những địa danh chỉ nghe tên đã thấy đích thị ở rừng núi xa xôi: Hồng Ngài, Háng – Bla, Phiềng Sa…

Có những sự vật gọi tên đã gợi hình dung về địa hình Tây Bắc: nương, mỏm đá, khe suối, đầu núi, dốc núi, rừng… Các lồi động vật: Ngựa, rùa, bị tót, hổ, gấu, nhím, ngựa, con bướm sặc sỡ… Các loài thực vật: Thuốc phiện, lá ngón, cỏ gianh, lá thuốc… chỉ có thể thấy ở núi rừng. Rõ ràng, nói “Tơ Hồi là nhà văn của núi rừng Tây Bắc” thì khơng thể khơng dựa trên hệ thống từ ngữ có khả năng gợi lên cả dải đất miền Tây với những nét đặc sắc rất riêng.

Bảng 2.2. Khảo sát trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc

STT Tiểu TN về thiên nhiên Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS 1 Tiểu trường địa danh Hồng Ngài (5) Háng-Bla (2) 2 7 5,1 8,6 2 Đặc điểm địa hình Nương(4), mỏm đá, đầu núi, khe suối, rừng(2), dốc núi

6 10 15,4 12,3

3 Các loài động vật

Ngựa(11), trâu(5), rùa, lợn(4), bị tót(2), hổ, bị, gấu, nhím, bị ngựa, con bướm sặc sỡ, chó(2)

12 31 30,8 38,3

STT Tiểu TN về thiên nhiên Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS thực vật ngơ(5), lúa(2),lá ngón(3), bí đỏ, cỏ gianh, lá thuốc, 5 Hiện tượng tự nhiên

Sương, nắng, mưa xuân, gió thổi cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội, đêm mùa đơng, bóng tối(2), tang tảng sáng, hơi gió thốc, lạnh buốt

10 11 25,6 13,7

Tổng 39 81 100 100

Tơ Hồi quả là sành tả thiên nhiên. Những từ thuộc trường nghĩa thiên nhiên, nhất là tiểu tường hiện tượng tự nhiên không nhiều: 10/39, chiếm 25,6%. Nhà văn chỉ chấm phá vài nét mà làm hiện lên một đoạn văn đầy màu sắc hội họa, như một mảnh hồn không thể thiếu của núi rừng Tây Bắc”: “Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”, “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”… Những trang văn thống đãng, bảng lảng màn sương thơ mộng này khiến người đọc như được thư giãn giữa khơng khí oi ngột của đau khổ. Cùng với con người Tây Bắc, cảnh thiên nhiên Tây Bắc cũng đã từng đọng bao thương nhớ trong tâm hồn nhà văn.

* Trường nghĩa con người Tây Bắc

Trường nghĩa con người Tây Bắc bao gồm tập hợp tất các những từ ngữ chung nét nghĩa chỉ con người ở các chức vị, giai tầng khác nhau: quan lại phong kiến hay người lao động; ở các mối quan hệ khác nhau: xã hội hay thân tộc…

Dựa vào bảng khảo sát chung về các trường nghĩa chính trong Vợ chồng A Phủ, chúng tôi thấy trường nghĩa con người Tây Bắc chiếm vị trí

Trong trường nghĩa chỉ con người Tây Bắc, chúng tôi tiếp tục khảo sát hai tiểu trường nghĩa: tiểu trường nghĩa chỉ bọn quan lại phong kiến miền núi và tiểu trường nghĩa chỉ người lao động Tây Bắc. Kết quả sảo sát được phản ánh trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.3. Trường nghĩa chỉ con người Tây Bắc STT TTN về con người Tây STT TTN về con người Tây

Bắc Số lượng TS xuất hiện Tỉ lệ % Số lượng Tần số

1 Bọn quan lại phong kiến 37 81 14,9 15,6

2 Người lao động 212 439 85,1 88,4

Tổng 249 520 100 100

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rất rõ nét dụng ý nghệ thuật của nhà văn Tơ Hồi là nghiêng về miêu tả và phản ánh cuộc sống cũng như vẻ đẹp tâm hồn người lao động. Tiểu trường nghĩa chỉ bọn quan lại phong kiến gồm có 37/249 từ ngữ, chiếm 14,9 %, trong khi đó, trường nghĩa chỉ người lao động có số từ, ngữ là 212/249, chiếm 85,1%; số lượng từ ngữ được lặp lại trong tiểu trường nghĩa chỉ người lao động cũng chiếm số lượng lớn: 439/520, chiếm 88,4%. Kết quả khảo sát này cũng sẽ giúp học sinh hiểu hơn tại sao trong 2 tiết dạy đọc hiểu đoạn trích, trong số các nhân vật có mặt trong đoạn trích, các em lại chỉ tập trung vào hai hình tượng chính là Mị và A Phủ.

* Trường nghĩa chỉ bọn quan lại phong kiến

Tiểu trường chỉ chức vị, giai tầng của trường nghĩa bọn quan lại phong kiến chiếm số lượng từ ít nhất (7 từ) nhưng lại có tần xuất xuất hiện cao nhất (40 lần), chiếm 49.4%. Sự trở đi trở lại ấy có ý nghĩa giống như nỗi ám ảnh vây hãm đời sống của người dân lao động Tây Bắc trước cách mạng.

Trường nghĩa chỉ hành động của bọn quan lại phong kiến và hệ thống tay sai, nhất là hành động của nhân vật A Sử và thống lí Pá Tra, là minh chứng rõ nét nhất cho bản chất bóc lột và vơ cùng tàn bạo của bọn quan lại phong kiến. Chúng đối xử với người lao động hết sức dã man, hành động vơ

nhân tính ấy khơng cần đến một lời bình luận của nhà văn, chỉ cần qua những từ ngữ cùng tiểu trường hành động cũng đủ thấy. Cái cách A Sử đối xử với người vợ của hắn là đây: nắm Mị, trói hai tay Mị, xách cả thúng sợi đay, quấn

tóc lên cột, đạp chân vào mặt Mị, đánh Mị. Mị đâu cịn được coi là vợ. Mị chỉ

là cơng cụ lao động, là nơ lệ cịn A Sử là ơng chủ có quyền cấm đốn, đánh đập Mị bất cứ lúc nào! Còn đây là cái cách chúng đối xử với A Phủ: Xọc, khiêng, vất huỵch xuống đất, ném, xô đến, đánh. Chúng coi A Phủ chẳng khác

nào con vật, thậm chí khơng bằng con vật. Sự đè nén, áp bức, bóc lột của chúng chính là nguyên nhân gây ra biết bao cảnh đời khốn khổ, cơ nhục. Nhưng cũng chính sự đè nén, áp bức ấy đã biến thành tác nhân làm bùng lên ngọn lửa phản kháng âm thầm mà mãnh liệt ở những con người tội nghiệp, ngỡ như cả đời chỉ biết cúi đầu, cam chịu kiếp nơ lệ, tơi địi.

Bảng 2.4.Trường nghĩa chỉ bọn quan lại phong kiến STT TN Hệ thống từ ngữ cùng STT TN Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS 1 Tiểu trường chức vị, giai tầng Quan thống lí (21),thị sống, thống quán (3), xéo phải (4), quan làng (9), chức việc, lí dịch 7 40 18,9 49,4 2 Tiểu trường hoạt động tác động đến đối tượng khác - Hành động của A Sử: rình, bắt, cướp, nhìn, bước ra, quay lại, bước lại, nắm Mị, trói hai tay Mị, xách cả thúng sợi đay, quấn tóc lên cột, đạp chân vào mặt Mị, đánh Mị

STT TN Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS - Hành động của quan thống lí và tay sai:

Xọc, khiêng, vất huỵch xuống đất, ném, xô đến, đánh, quỳ lạy, kể lể, chửi bới, hút, kéo thuốc phiện, đấm đánh

Đốt hương, khấn vái, gọi ma, trút bạc vào tráp, cho vay

17 28 46,0 34,6

Tổng 37 81 100 100

* Trường nghĩa chỉ người lao động

Kết quả khảo sát trường nghĩa con người lao động Tây Bắc (Bảng 2.3) cho thấy trường nghĩa chỉ người lao động chiếm tỷ lệ % cao hơn cả: 85,9%; tỷ lệ tần số xuất hiện của các từ ngữ là 88,4%, cao nhất trong trường nghĩa chỉ con người Tây Bắc.

Trong trường nghĩa chỉ người lao động, chúng tôi lại tiếp tục khảo sát

và thu được kết quả tiểu trường nghĩa theo các nhân vật như sau:

Bảng 2.5. Bảng khảo sát trường nghĩa chỉ người lao động STT Tên tiểu trường Số lượng STT Tên tiểu trường Số lượng

(từ ngữ) Tần số xuất hiện Tỷ lệ % Số lượng Tần số 1 Nhân vật Mị 138 346 65 78,8 2 Nhân vật A Phủ 51 59 24,1 13,4

3 Người cha của Mị 14 24 6,6 5,5

4 Người chị dâu 9 10 4,2 2,3

Số lượng từ ngữ trong trường nghĩa nhân vật Mị là 138/212, chiếm 65%, đứng thứ nhất trong bảng khảo sát. Nhân vật A Phủ đứng thứ hai với số lượng từ ngữ là 51/212, chiếm 24,1%. Trường nghĩa chỉ nhân vật người cha của Mị có 14/212 từ ngữ, chiếm 6,6%; trường nghĩa chỉ người chị dâu có 9/212 từ ngữ, chiếm 4,2%.

Ở trường nghĩa nhân vật Mị, dựa trên kết quả thống kê các từ ngữ cùng một trường, có thể phân thành các tiểu trường nhỏ hơn. Tiểu trường các sự vật gợi liên tưởng về nhân vật có số lượng từ ngữ ít nhất, chiếm 14%, tần số xuất hiện thấp nhất: 4%. Tiếp đó là tiểu trường nghĩa cách gọi nhân vật có số lượng từ ngữ: 7 từ ngữ nhưng lại có tần số xuất hiện lập lại nhiều nhất: 160 lần chiếm 46,2%. Tiểu trường tập hợp số lượng từ ngữ nhiều nhất là trường hành động của nhân vật, chiếm tỷ lệ % cao nhất: 36,2%; tiếp đến là tiểu trường chỉ tâm lý, trạng thái cảm xúc của nhân vật: chiếm 20,3%; sau đó là các tiểu trường chỉ công việc của nhân vật, tiểu trường chỉ tư thế, dáng vẻ… Mỗi tiểu trường nghĩa đều có những giá trị nhất định. Khi phân tích, có thể dựa vào số lượng từ ngữ trong mỗi tiểu trường nghĩa và số lượng từ ngữ giữa các tiểu trường để thấy được thế mạnh cũng như dụng công nghệ thuật của nhà văn.

Ở trường nghĩa nhân vật A Phủ, có thể thiết lập các tiểu trường: Tiểu trường công việc; tiểu trường hành động; tiểu trường tư thế, dáng vẻ; tiểu trường phản ứng tâm lý; tiểu trường đặc điểm, tính chất; tiểu trường sự vật gợi liên tưởng đến nhân vật. Tiểu trường có số lượng từ ngữ nhiều nhất là trường hành động: có 20/51 từ ngữ, chiếm 38,5%. Đứng thứ nhì là tiểu trường chỉ công việc A Phủ đã làm: 13/51 từ ngữ, chiếm 25%. Thấp nhất là tiểu trường chỉ phản ứng tâm lý của nhân vật A Phủ: có 2/51 từ ngữ, chiếm 3,8%. Như vậy, với nhân vật A Phủ, nhà văn không đi sâu vào miêu tả tâm lý nhân vật mà chủ yếu miêu tả hành động. Điều này tạo nên sự khác biệt khi khắc họa nhân vật Mị, khiến mỗi nhân vật của Tơ Hồi, dù được xây dựng bằng công thức khá giống nhau vẫn mng những nét riêng độc đáo.

* Trường nghĩa văn hóa Tây Bắc

Bảng 2.6. Trường nghĩa văn hóa Tây Bắc

STT Các tiểu TN văn hóa Tây Bắc Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS 1 TN nhạc cụ dân tộc và đồ chơi dân gian

sáo, sinh tiền, khèn, chiêng,

quả pao, con quay, quả yến,

7 8 16,3 11,8

2 Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian

đánh pao(2), đánh quay(2), thổi khèn, nhảy(2), thổi sáo 6 12 14,0 17,6 3 TTN chỉ trang phục và cách ăn mặc

váy hoa, vịng vía, nạm vịng bạc, tua chỉ xanh đỏ, khăn xéo trắng, thắt lưng xanh, đội mũ, quấn khăn, xách gậy, cưỡi ngựa

10 13 23,3 19,1

4 TN phong tục, tập quán, tục lệ

cướp con gái về làm vợ, cúng ma, khấn gọi ma, nhảy đồng, trình ma hầu kiện, xử kiện và ăn cỗ, nộp vạ, ở nợ, gạt nợ, hút thuốc phiện, hầu làng 11 15 25,6 22,1 5 Công cụ lao động sản xuất cày, cuốc 2 2 4,6 2,9 6 Đặc điểm kiến trúc nhà gỗ, vách gỗ, tàu ngựa (3), vách, khe gỗ, cửa sổ lỗ vuông(3), buồng(7) 7 18 16,2 26,5 Tổng 43 68 100 100

Không phải ngẫu nhiên mà Tơ Hồi được mệnh danh là nhà văn của những phong tục, tập quán. Sự am hiểu sâu sắc nét văn hóa của vùng núi cao Tây Bắc đã đem đến cho trang truyện của Tơ Hồi sức hấp dẫn đến lạ lùng. Người đọc được cung cấp những hiểu biết về nhạc cụ dân gian, trò chơi dân gian, các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, cơng cụ lao động sản xuất, đặc điểm kiến trúc, … hay các tập quán, tục lệ chỉ thấy có ở người dân miền núi Tây Bắc.

Điểm qua những trang văn trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 40 - 50)