Phân tích sự cộng hưởng của các yếu tố từ ngữ cùng trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 52 - 61)

2.3. Phân tích hình tượng nhân vật trên cơ sở khai thác giá trị trường nghĩa

2.3.1. Phân tích sự cộng hưởng của các yếu tố từ ngữ cùng trường

Ngôn từ là chất liệu đặc biệt của văn học. Khi muốn phản ánh hiện thực nào đó trong đời sống, nhà văn khơng thể khơng sử dụng ngôn từ. Giữa các yếu tố ngơn từ thường chứa đựng một cái gì đồng nhất về nghĩa xuất phát từ các phương diện của hiện thực tạo thành sự nhận thức của tác phẩm. “Để

làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng được gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ. Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm”[28.tr88]

Khi xem xét sự cộng hưởng ngữ nghĩa của các từ ngữ cùng trường, chúng tôi lại xác định các từ ngữ trung tâm để hiểu hơn dụng ý nghệ thuật của nhà văn và giá trị nổi bật của trường nghĩa.

* Trường nghĩa nhân vật Mị

Bảng 2.7. Khảo sát các tiểu trường nghĩa chỉ nhân vật Mị

người lao động Tây Bắc tiểu trường từ ngữ xuất hiện SL TS 1 Tiểu trường cách gọi

Cô con gái, con gái(6), cô (5), cô Mị, Mị(145), người đàn bà chê chồng, người đàn bà khốn khổ 7 160 4,0 28,7 2 Tiểu trường chỉ bộ phận cơ thể mặt(6), tay chân(9), tròng mắt, mắt(3), lịng(2), tai, mơi, đầu(3), tóc(3), lưng, miệng(2), cổ

12 33 6,9 5,9

3 Tiểu trường công việc của Mị

quay sợi gai, quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước dưới khe suối lên, cuốc nương, làm ngô, hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương, bẻ bắp, hái củi, bung ngô(2), tước đay, nấu cháo lợn, hái lá thuốc,

18 19 10,1 3,4

4 Tiểu trường tư thế, dáng vẻ, hành động

- Tư thế: ngồi quay sợi gai, cúi mặt, quỳ lạy(2), úp mặt, ngồi trông ra, ngồi nhẩm thầm, ngồi trơ một mình, ngồi xuống giường, ngồi đấy, bị trói đứng, khơng cúi, khơng nghiêng, khơng cựa, lùi lũi, rón rén,

STT Tiểu TN người lao động Tây Bắc Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS

đứng lặng, ngồi xoa thuốc, ngồi trong nhà, gục đầu nằm thiếp đi

- Hành động: bước, nhấc tấm ván,bưng mặt khóc, uống rượu(2), lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát một, lịm mặt, sống về ngày trước, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá, thổi sáo, đứng dậy, bước vào buồng, đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, với cái váy hoa, nghe tiếng sáo(3), vùng bước đi, nhắm mắt lại, cựa mình, ngã sụp xuống, đứng lên, đi vào rừng, đi hái lá thuốc(3), đi cửa sau, dậy thổi lửa(4), hơ tay, hơ lưng, sưởi, nhìn, lé mắt trơng(2),hé mắt nhìn ra, vào, thức, xoa thuốc, thấy,

STT Tiểu TN người lao động Tây Bắc Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS phảng phất nghĩ, bước lại, cắt nút dây mây, gỡ, đứng lặng, vụt chạy, băng đi, đuổi, nói, thở, lao chạy 5 Tiểu trường

chỉ tâm lí, cảm xúc

buồn rười rượi, khổ(2), buồn(3), hồi hộp lặng lẽ, khóc, nức nở,

thiết tha bổi hổi, phơi phới trở lại, đột nhiên vui sướng, trẻ lắm, vẫn còn trẻ, muốn đi chơi(2), nhớ lại(4), nước mắt ứa ra, rập rờn, thổn thức, đau, bàng hoàng tỉnh, chợt nhớ lại, sợ(2), đau dứt từng mảnh thịt, im lặng(3), thản nhiên, chợt nhớ lại, tưởng tượng, không thấy sợ, hốt hoảng, nghẹn lại, 28 40 16,0 5,0 6 Tiểu trường chỉ sự vật gợi liên tưởng đến Mị

Tảng đá, con trâu(2), con ngựa(9), con rùa, cái buồng kín mít

4 14 2,0 4,7

- Tiểu trường cách gọi nhân vật:

Có thể thấy cơ Mị cịn rất trẻ. Nhà văn gọi Mị là cơ con gái, con gái, cô, cô Mị, Mị. Danh từ riêng: “Mị” được xác định là từ trung tâm của tiểu trường này bởi tần số xuất hiệ lặp lại tới 145/160 lần trong đoạn trích. Cách gọi ấy cịn giúp người đọc cảm nhận tình cảm yêu thương, trìu mến nhà văn dành cho nhân vật của mình.

Cịn hai cách gọi khác: người đàn bà chê chồng, người đàn bà khốn khổ và mỗi cách gọi chỉ lặp lại một lần - một lần nhưng đủ để thấy người đàn

bà ấy không hạnh phúc, để thấy nhà văn xót xa, thương nhân vật đến thế nào. - Tiểu trường chỉ bộ phận:

Những từ cùng trường chỉ các bộ phận cơ thể được nhà văn nhắc đến khá đầy đủ. Đương nhiên, nếu chỉ dựa vào những từ ngữ được khảo sát trong tiểu trường này, chỉ có thể thấy nhân vật được nhà văn miêu tả rất chi tiết, vì thế mà chân dung nhân vật hiện lên rõ nét, sống động hơn.

Trên thực tế, các từ chỉ bộ phận được nhà văn sử dụng kết hợp với các từ ngữ khác trong những văn cảnh cụ thể nên có những giá trị nhất định. Giá trị này sẽ được chúng tơi chỉ ra trong cách phân tích thứ hai dưới đây.

- Tiểu trường cơng việc của Mị:

Mị xuất hiện ngay ở phần mở đầu đoạn trích đã gắn liền với cơng việc: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy có một cơ con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, trước cửa, cạnh tàu ngựa.” Tiếp tục khảo

sát tiểu trường công việc, chúng tôi thấy tới 18 công việc Mị thường làm được nhắc đến trong suốt đoạn trích và tần số xuất hiện là 19 lần. Việc xác định tiểu trường về công việc Mị làm: quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng

nước, cuốc nương, làm ngô, hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương, bẻ bắp, hái củi, bung ngơ, tước đay thành sợi, dóm lị, nấu cháo lợn…, giúp HS

nhận ra Mị phải lao động vơ cùng cực nhọc, vất vả từ đó, HS sinh có thể thấy thân phận người lao động miền núi Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, đặc biệt thân phận của những người con gái miền núi bị bắt làm con dâu gạt nợ

chẳng khác phận tơi địi, bị đối xử bất cơng, bị bóc lột sức lao động kiệt cùng, không được hưởng chút hạnh phúc dù nhỏ nhoi. Rõ ràng, chưa cần tìm đến những từ ngữ bộc lộ trực tiếp thái độ, cách đánh giá của tác giả về nhân vật, HS sinh cũng có thể cảm nhận được nỗi xót xa, thương cảm của nhà văn dành cho Mị, nỗi bất bình, phẫn uất đối với bọn quan lại miền núi độc ác, tham tàn.

- Tiểu trường tư thế, dáng vẻ:

Đây là tiểu trường có số lượng từ ngữ nhiều nhất: 69/138 từ, chiếm 50% số lượng từ ngữ thuộc trường nghĩa về nhân vật Mị. Từ ngữ trung tâm của tiểu trường này là “ngồi”. Có tới 7/19 lần Mị được miêu tả trong tư thế ngồi: ngồi quay sợi gai, ngồi trông ra, ngồi nhẩm thầm, ngồi trơ một mình,

ngồi xuống giường, ngồi đấy, ngồi xoa thuốc cho chồng. Qua tư thế, dáng vẻ

của nhân vật, có gì đó thật gị bó và tù túng, lặng lẽ và cam chịu, câm nín thật tội nghiệp, đáng thương!

- Tiểu trường hành động:

Nhà văn chủ yếu tập trung miêu tả hành động của nhân vật để giúp người đọc cảm nhận những chuyển biến trong thế giới tâm hồn nhân vật. Khi miêu tả hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, ta thấy xuất hiện hàng loạt từ cùng trường nghĩa: nghe(3), nhẩm thầm,lén lấy hũ rượu, uống ực từng

bát một, lịm mặt, sống về ngày trước, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá, thổi sáo, đứng dậy, bước vào buồng, đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, với cái váy hoa, nghe tiếng sáo, vùng bước đi. Hàng loạt

những hành động ấy cho thấy một cơ Mĩ khác hẳn với cơ Mị trước đó, cơ Mị của chuỗi ngày làm dâu tủi nhục, cay đắng, ngồi cơng việc, chỉ biết đến cái buồng có một cửa sổ lỗ vng bằng bàn tay, Mị thường ngồi đấy để trông ra. Cô Mị đang nổi loạn! Một sự nổi loạn âm thầm mà mãnh liệt. Hành động này tiếp nối hành động kia, tất cả là sự chuẩn bị để đi chơi, là sự thôi thúc của khát vọng muốn được đi chơi, muốn hịa mình vào với những đám chơi, cuộc chơi ở ngoài kia khi nghe âm thanh tiếng sáo vẫy gọi.

Trong tiểu trường này, từ trung tâm được xác định là “nghe”- chỉ hoạt động tâm lý của nhân vật Mị. Từ nghe xuất hiện trực tiếp ba lần trong đoạn trích cùng với đó là những biến thể khác nhau của hoạt động này khi nó gắn với âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xn. Nó cho thấy một cơ Mị đang chủ động mở lịng mình ra đón nhận những vang động của cuộc sống, khác hẳn cơ Mị lặng lẽ, khép kín thường ngày. Âm thanh tiếng sáo mà Mị nghe được mỗi lúc một gần hơn thì sự trỗi dậy của lịng u đời, khát vọng tự do, hạnh phúc cũng mãnh liệt hơn. Ban đầu, âm thanh ấy ở ngoài đầu núi vọng lại, Mị cảm nhận được gia điệu thiết tha, bổi hổi của tiếng sáo hay chính lịng Mị cũng đang bổi hổi, thiết tha? Âm thanh ấy gần hơn: đầu làng rồi “lửng lơ bay ngoài đường”. Từ âm thanh bên ngoài Mị dần trở thành những âm thanh trong tâm hồn: “trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

- Tiểu trường chỉ trạng thái cảm xúc:

Đứng thứ hai về số lượng từ ngữ trong các tiểu trường nhân vật Mị là tiểu trường chỉ trạng thái tâm lí, cảm xúc: 28/138 từ ngữ, chiếm 20,3%. Các từ ngữ trong cùng tiểu trường lại thuộc nhiều tiểu trường nhỏ hơn nữa, chỉ các trạng thái cảm xúc phong phú: có cảm xúc tích cực: hồi hộp, lặng lẽ, thiết tha

bổi hổi, phơi phới trở lại, đột nhiên vui sướng, trẻ lắm, vẫn còn trẻ, muốn đi chơi; nhưng chủ yếu là trạng thái tâm lí, cảm xúc tiêu cực: khổ(2), buồn(4), lặng lẽ, khóc, nức nở, đau, bàng hoàng, chợt nhớ lại, sợ(2), đau dứt từng mảnh thịt, im lặng(3), thản nhiên, chợt nhớ lại, tưởng tượng, hốt hoảng, nghẹn lại…

Từ ngữ trong tiểu trường chỉ trạng thái tâm lí, cảm xúc phản ánh đời sống nội tâm của nhân vật với những biến thái tinh vi, phong phú, đồng thời, cho thấy sự am hiểu nhân vật và tài miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hồi. Cũng chính trường cảm xúc, tâm trạng này đã giúp Tơ Hồi khắc họa Mị mang nét riêng, đậm tính nữ, ln chìm trong dịng nội tâm day dứt, triền miên.

- Trường liên tưởng:

Những hình ảnh, sự vật thuộc trường liên tưởng về nhân Mị: con trâu(2), con ngựa(9), con rùa... gợi nỗi ám ảnh thân phận hèn mọn của Mị - bông hoa tinh khiết của núi rừng bị nhấn chìm trong kiếp sống tơi địi cơ nhục. Từ trung tâm “con ngựa” trở đi trở lại rất nhiều lần, xoáy sâu vào nỗi ám ảnh thân phận hèn mọn, nhiều nỗi cơ cực, đắng cay.

Hình ảnh ẩn dụ: cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cái cửa sổ lỗ

vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, chẳng biết rằng sương hay là nắng. Ẩn dụ này gây một ám ảnh ngột ngạt, bức bối về một nhà tù rùng rợn. “Đó là một cách hình tượng hóa giàu sức khái qt về địa ngục cuộc sống. Kiếp nô lệ sao tê buốt” [17, tr.272]

* Với nhân vật A Phủ

Chúng tôi tiến hành khảo sát các tiểu trường nghĩa về nhân vật A Phủ và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Bảng khảo sát trường nghĩa chỉ nhân vật A Phủ

STT Tiểu TN Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS 1 Công việc A Phủ đã làm Chọc tiết, làm thịt lợn, đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bị tót(2), bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày, săn bị tót, bẫy nhím

13 14 25,0 23,7

2 Hành

động

chạy vụt ra, vung tay, ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới

STT Tiểu TN Hệ thống từ ngữ cùng tiểu trường SL từ ngữ TS xuất hiện Tỉ lệ % SL TS tấp, thở phè phè, nhặt, nhặt xong, để ngay xuống mặt tráp, cầm con dao, chọc tiết, làm thịt lợn, hầu làng thở, khuỵu xuống, quật sức vùng lên, chạy, lao chạy

3 Tư thế, dáng vẻ, động tác

Quỳ(4), lê hai cái đầu gối, sờ lên đồng bạc, đứng lên, bước tập tễnh,cúi, (hai mắt cũng vừa mở) mở, nhắm mắt

9 14 17,3 23,7

4 Phản ứng

tâm lí

im như cái tượng đá, nước mắt bị xuống hai hõm má,

2 2 3,8 3,4

5 Đặc điểm, tính chất

Gan bướng, khỏe, chạy nhanh, (cày) giỏi, làm phăng phăng, đang tuổi sức lực

6 6 11,6 10,2

6 Sự vật gợi liên tưởng

Tượng đá, con trâu tốt 2 2 3,8 3,4

Tổng 51 59 100 100

- Tiểu trường công việc của A Phủ.

Với số lượng 13/51 từ, chiếm 25%, có thể thấy, A Phủ là chàng trai miền núi tháo vát, giỏi giang. Anh làm mọi việc, từ những việc khơng mấy nặng nhọc, khó khăn với anh như chăn bị ngựa, bẫy nhím, đến cả những cơng việc đầy nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, dũng mãnh, kiên cường như: săn bị

bót, bẫy hổ; hay những cơng việc cần đến sự khéo léo: đúc cày, đục cuốc…

Việc nào A Phủ cũng thành thạo. Bởi thế mà anh trở thành niềm ao ước của bao cô gái làng: “Đứa nào được A phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”.

- Tiểu trường hành động:

Mặc dù trong đoạn trích, phần kể về nhân vật A Phủ bị lược đi khá nhiều, (không như phần kể về nhân vật Mị), song chúng tôi cũng đã khảo sát được ở trường hành động có số từ ngữ là 20/51chiếm 39,2%, cao nhất so với các tiểu trường còn lại. Đây là dụng ý của nhà văn Tơ Hồi khi xây dựng nhân vật A Phủ - nhân vật hành động.

Trong tiểu trường này, biểu thị các hành động của A Phủ là những động từ mạnh biểu thị những hành động thật mạnh mẽ, táo tợn, đầy nam tính: chạy vụt ra, vung tay, ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu, xé vai áo, đánh tới tấp, quật sức, vùng lên, chạy, lao chạy (có tới 13/20 là các động từ mạnh).

- Tiểu trường phản ứng tâm lí:

Số lượng từ cùng tiểu trường tâm lí rất ít, chỉ có 2/51 từ, chiếm 3,8%; tần số xuất hiện: 2, chiếm 3,4%... Các tính từ im, danh từ nước mắt lại khắc

họa một A Phủ nhẫn nhục và cam chịu.

Có thể nói, phân tích các từ ngữ trong cùng một trường, cho thấy vốn từ phong phú; biệt tài quan sát, sự am hiểu tinh tế, sâu sắc cảnh và người cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Khi phân tích, cần xác định được từ ngữ trung tâm trong mỗi tiểu trường. Đây là những từ ngữ có tần số xuất hiện nhiều hơn, được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ hơn và thường có giá trị khắc họa làm nổi bật đặc điểm nào đó ở nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 52 - 61)