Khảo sát thực trạng ứng dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 31 - 33)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Khảo sát thực trạng ứng dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy

- Địa điểm trường khảo sát: Trường THPT Giao Thủy, Giao Thủy Nam Định.

- Đối tượng khảo sát: Toàn bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THPT THPT Giao Thủy – Giao Thủy – Nam Định (gồm 11 GV).

- Nội dung khảo sát: hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học. - Cách thức khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra về thực trạng dạy – học đọc hiểu văn bản văn học.

- Tiến trình khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 11 giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn và thu thập, nhận xét kết quả điều tra.(Đính kèm phần phụ lục 2)

Sau khi trực tiếp phỏng vấn và đưa ra phiếu hỏi, chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:

Có tới 11/11 GV (chiếm 100%) cho rằng, khi dạy học văn bản văn học, họ ln có ý thức xuất phát từ cơ sở ngôn ngữ học, cụ thể như: phân tích từ ngữ, tập hợp từ ngữ. Trong đó, mức độ thường xuyên là 9/11 GV, chiếm 81,8 %, còn lại 2 GV, chiếm 19,2 % mới chú ý khai thác ngôn ngữ khi dạy học đọc hiểu các văn bản thơ (chưa chú ý khai thác ngôn ngữ ở những văn bản văn học thuộc các thể loại khác).

Có tới 11/11 (chiếm 100%) GV cho rằng trường nghĩa rất có ích đối với việc dạy học văn bản văn học do đó nên thường xuyên vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu văn bản. Trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học, GV tổ chức, dẫn dắt HS tìm hiểu từng từ ngữ trong văn bản. Tiếp đến, khi đã khai thác được hệ thống từ ngữ trong văn bản, GV hướng dẫn HS tập hợp chúng thành các nhóm và từ đó khái qt theo các nội dung chính của bài. Cách làm này giúp HS phát huy được năng lực đọc hiểu nhiều hơn, học tập tích cực và hiệu quả hơn.

Có tới 11/11 GV chiếm 100% đều nhận thấy đọc hiểu văn bản dựa trên cơ sở khai thác trường nghĩa sẽ giúp HS dễ dàng nắm được chủ đề, đề tài, nhân vật, hình tượng tiêu biểu trong tác phẩm văn học.

Tuy nhiên, khi hỏi anh/chị có vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học văn bản và vận dụng thường xun khơng thì chỉ có 3/11 GV (chiếm 11,1%) thường xuyên vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học văn bản văn học cụ thể; 5/11 GV có áp dụng nhưng không thường xuyên và 3/11 GV chưa áp dụng bao giờ. Mặc dù khơng phủ nhận vai trị của việc vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu văn bản nhưng do phải chuẩn bị nhiều hơn, vất vả hơn cả với giáo viên và học sinh so với cách dạy thông thường nên ít GV chọn lựa vận dụng trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu thường xuyên. Đa phần, GV vẫn lựa chọn cách dạy vẫn bám vào hệ thống ngôn từ của văn bản song điểm xuất phát để phân tích khơng phải là từ ngơn ngữ mà dựa vào các ý của văn bản để khai thác và phân tích. Cách dạy này, theo họ khái quát được nội dung ngay mà đi phân tích cũng dễ dàng, khơng phải tốn nhiều khâu trong quá trình chuẩn bị bài.

Khi được hỏi: “Anh/Chị có vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu thường xuyên vào hầu hết các văn bản khơng?” thì thực tế cho thấy lý thuyết trường nghĩa chỉ được vận dụng vào một số văn bản có hệ thống từ ngữ độc đáo và nổi bật như tác phẩm Vội vàng – Xuân Diệu, Chí Phèo – Nam Cao, Người lái đị Sơng Đà – Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dịng sơng của Hoàng Phủ Ngọc Tường…

Như vậy sau q trình khảo sát và phỏng vấn chúng tơi rút ra những nhận xét về thực trạng dạy học tác phẩm dựa trên lí thuyết trường nghĩa như sau: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng dạy học dựa trên lí thuyết trường nghĩa là rất có ích và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học một tác phẩm cụ thể thì cịn ít được áp dụng.

Do vậy, với việc đưa ra hệ thống lí thuyết này, chúng tơi mong muốn đây sẽ là định hướng cho việc vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu văn bản tự sự, mong muốn lí thuyết trường nghĩa được vận dụng nhiều hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 31 - 33)