Xác định chủ đề dựa trên trường nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 67)

2.4.1. Khái niệm

Nếu đề tài giúp ta xác định tác phẩm viết về cái gì thì chủ đề lại giải đáp câu hỏi vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì.

Chủ đề là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm

văn học nghệ thuật theo khuynh hướng tư tưởng nhất định [34, tr. 243].

Chủ đề bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở đề tài. Thực tế, có nhiều tác phẩm viết về cùng một đề tài nhưng chủ đề của chúng lại khác nhau.

Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống. Cùng với tư tưởng, chủ đề tạo tầm vóc cho tác phẩm.

2.4.2. Xác định chủ đề

2.4.2.1. Phương hướng xác định

Chủ đề bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở đề tài. Tuy nhiên, có thể thơng qua việc miêu tả các trường nghĩa để xác định đề tài chứ không thể xác định được chủ đề. Muốn xác định chính xác chủ đề tác phẩm dựa trên trường nghĩa, cần phải hướng HS theo dõi suốt quá trình tổ chức các hoạt động đọc hiểu, từ khâu khảo sát trường nghĩa, xác định đề tài đến phân tích nhân vật dựa trên trường nghiã…, cuối cùng, khái quát lại để nhận ra điều nhà văn muốn phản ánh thông qua đề tài

2.4.2.1. Chủ đề trong “Vợ chồng A phủ”

Khi nói về chủ đề của tập Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi tâm sự: “Ý bao

quát trong khi tôi viết Truyện Tây Bắc là : nông dân các dân tộc ở Tây Bắc

bao năm gian khổ chống đế quốc và bọn chúa đất. Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta những tưởng những cảnh người ở đấy muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của Đảng tới đâu thì người dân đứng lên tới đấy, trước nhất là là những người trẻ

tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời. Chiến tranh đã làm li tán, tan nát, nhưng còn một phút sống vẫn còn chờ đợi, vẫn mong, vẫn tin và giữa bao nhiêu đau khổ, vẫn nhìn thấy trước một ngày mai bình yên, một ngày trở lại yên vui của tình yêu và của đất nước. Làm sao cho tôi thể hiện được lòng tin, lòng yêu cuộc đời của những người trẻ tuổi và sức mạnh tin yêu mãnh liệt đó cuối cùng sẽ đem lại mọi thắng lợi. Tư tưởng yêu đời, khát vọng của cuộc sống gửi vào các nhân vật trẻ tuổi, và tôi cố gắng thể hiện”

Trong mạch chủ đề chung ấy, mỗi truyện ngắn lại có một chủ đề riêng. Ở Vợ chồng A Phủ, nhà văn đã cố gắng làm nổi bật nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến, thực dân; vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và qúa trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao. Qua đó, HS có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm: sự đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh của người lao động; nỗi phẫn uất đối với bọn quan lại phong kiến tham độc, bạo tàn; khám phá, phát hiện và thể hiện thành công những biến chuyển trong tâm lý, hành động của nhân vật...

Như vậy, dựa trên trường nghĩa, ta không chỉ xác định được chủ đề tác phẩm mà còn giúp ta nhận ra chiều sâu tư tưởng của tác giả; giá trị, tầm vóc của tác phẩm...

2.5. Xác định phong cách nghệ thuật của Tơ Hồi qua trường nghĩa

Phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo, vì thế Buy- Phơng viết : “Phong cách chính là người”. Chính dấu ấn này giúp cho những sáng tác cùng đề tài của các tác giả không bị trùng lặp, gây chất men say riêng đối với độc giả. Vì vậy, cùng viết về miền Tây Bắc, qua Tây Tiến, người đọc

thấy một Quang Dũng phóng khống, lãng mạn, hồn hậu và tài hoa; qua Người

lái đị Sơng Đà, lại thấy một Nguyễn Tuân uyên bác và tài hoa, có khả năng huy

những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất. Đến với Vợ chồng A Phủ, có thể thấy dấu ấn Tơ Hồi trên nhiều phương diện: 2.5.1. Nhà văn của núi rừng Tây Bắc

Nếu gọi Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Ngun thì Tơ Hồi đích thị là nhà văn của núi rừng Tây Bắc.

Trong những trang viết của Tơ Hồi, Tây Bắc hiện lên thành nét, thành dáng, thành hình, từ thiên nhiên đến con người đều mang đậm dấu ấn mảnh đất thiêng tổ quốc. Vốn hiểu biết phong phú của Tơ Hồi về các vùng miền, các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là những hiểu biết về phong tục, tập quán nơi đây trở thành những tư liệu quí giúp chúng ta hiểu hơn về cảnh, về người, về nét văn hóa đặc trưng miền Tây Bắc.

Thiên nhiên mang nét riêng Tây Bắc. Dấu ấn miền Tây gợi lên qua hệ thống các danh từ chỉ tên bản, tên làng: Hồng Ngài, Háng Bla, Phiềng Sa; tên các dân tộc: Mèo đỏ; chỉ không gian núi rừng với những hình ảnh quen thuộc:

nương, mỏm đá, đầu núi, khe suối, rừng, dốc núi; chỉ các lồi động vật chỉ có

ở núi rừng: ngựa, rùa, bị tót, hổ, gấu, nhím… và các lồi cây: Thuốc phiện, lá ngón, bí đỏ, cỏ gianh, lá thuốc…

Con người mang nét riêng Tây Bắc. qua hệ thống danh từ, có thể thấy dấu ấn Tây Bắc in trên từng cái tên của nhân vật: A Phủ, A Sử, Pá Tra; in trên trang phục: phụ nữ thì mặc váy hoa, vấn tóc; con quan thì có vịng bạc đeo ở

cổ với tua chỉ xanh đỏ, khăn xéo trắng…; trên các chức vị, giai tầng: thống lí, thống qn, xéo phải…, từ cách xưng hơ giữa các nhân vật… Đặc biệt, khi

khắc họa hình tượng người lao động Tây Bắc trước cách mạng, nhà văn còn thể hiện sự am hiểu sâu sắc đời sống tinh thần của họ. Mị và A Phủ là những đại diện tiêu biểu cho người lao động. Họ là những con người có cuộc đời, số phận đầy cay đắng, tủi nhục. Cũng như bao người dân ở khắp mọi miền đất nước trước cách mạng, họ là nạn nhân của cường quyền, bạo lực. Nhưng, người lao động miền núi còn trở thành nạn nhân của thần quyền do chính sự

lạc hậu, thiếu hiểu biết của mình. Mặc dù vậy, người lao động miền núi Tây Bắc trước cách mạng cịn là những con người có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, có khả năng vùng lên tự giải phóng cuộc đời mình.

Dấu ấn Tây Bắc đậm nét hơn cả là ở các tiểu trường nghĩa: tiểu trường phong tục, tập quán: tục lệ ăn Tết, cướp vợ, phạt vạ, xử kiện…, tiểu trường

nghĩa nhạc cụ dân tộc và đồ chơi dân gian: sáo, sinh tiền, khèn, chiêng, quả

pao, con quay, quả yến; tiểu trường các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: đánh pao, đánh quay, thổi khèn, nhảy, thổi sáo… Ngoài những bức tranh hiện

thực về đời sống xã hội, về đấu tranh giai cấp, người đọc thực sự bị thu hút bởi những trang miêu tả phong tục, tập quán, sinh hoạt với màu sắc dân tộc đậm đà, với những chi tiết độc đáo, sinh động của một cây bút có óc quan sát thông minh, tinh tế. Chỉ cần điểm, lướt qua các tiểu trường nghĩa trong trường nghĩa văn hóa Tây Bắc cũng đủ ngạc nhiên và khâm phục sự tỉ mỉ, kì cơng, vốn hiểu biết vừa sâu sắc vừa hết sức phong phú của Tơ Hồi. Ấn tượng và ám ảnh nhất phải kể đến cảnh xử kiện phạt vạ mang dấu ấn dã man, lạc hậu thời trung cổ. Dã man bởi đánh con quan làng mà tất cả các quan lại, chức dịch, thanh niên kéo đến bắt vạ. A Phủ bị bắt trói q giữa nhà, bọn chức việc thì hút thuốc phiện rào rào, bọn trai làng thì đánh, kể, chửi… Đánh con quan làng một thì bị xử phạt bằng một trận đòn dã man hơn gấp nhiều lần. Trận địn kéo dài từ chiều hơm trước sang tận sáng hôm sau, đến nỗi A Phủ môi và

đuôi mắt dập chảy máu, hai cái đầu gối xưng bạnh lên như mặt hổ phù… Có

thể nói, trường nghĩa văn hóa Tây Bắc không chỉ mang đến cho chúng ta nhiều nguồn tư liệu q về văn hóa miền núi mà cịn mang đến sự ngạc nhiên, khâm phục vốn hiểu biết, sự tinh tế, tình u Tơ Hồi dành cho miền quê từng để thương để nhớ cho ơng.

2.5.2. Nhà văn có biệt tài xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật

Thành công nổi bật của nhà văn Tơ Hồi trong Vợ chồng A Phủ chính

là ở biệt tài xây dựng nhân vật, khơng phải ở phía tính cách mà ở phía số phận, chân dung. Cả Mị và A Phủ đều được xây dựng với một bút pháp nghệ

thuật có nhiều phần giống nhau. Họ đều là những phận người đau khổ, bất hạnh. Tâm hồn họ đều tiềm tàng sức sống. Nếu cô Mị thâu thái vẻ đẹp truyền thống của người con gái, thì khơng khó để nhận ra ở A Phủ những phẩm chất của người con trai lý tưởng - những chàng Mồ Cơi, chàng Khó mà ta quen gặp trong các truyện dân gian - to lớn, khỏe mạnh, lao động cừ và can đảm, nghĩa khí. Sự giống ở bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật khiến Mị và A Phủ được miêu tả phần nào mang tính chất ước lệ.

Tài năng của Tơ Hồi chính là ở chỗ thoát ra khỏi tính ước lệ cơng thức khi xây dựng nhân vật. Bằng cái nhìn phân biệt khi miêu tả nhân vật, Tơ Hoài đã tạo được dấu ấn riêng cho Mị và A Phủ. Mị đậm tính nữ, ln chìm trong dịng nội tâm day dứt, triền miên. Mị là kiểu nhân vật tâm trạng. Vì thế, tác giả sử dụng rất nhiều từ miêu tả nội tâm nhân vật Mị (bao gồm các từ tả tâm trạng, cảm xúc và hoạt động tâm lý như: nghĩ, tưởng, nghĩ mình, thấy mình,…). A Phủ lại là kiểu nhân vật hành động. Nhà văn không đi sâu vào

miêu tả nội tâm nhân vật. Ngay cả khi A Phủ bị đẩy vào hồn cảnh bế tác nhất, bị trói, bị bỏ đói mấy ngày ngồi trời và có nguy cơ phải chết, nhà văn cũng chỉ miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động bên ngồi: A Phủ khóc, dịng nước mắt bò xuống hõm má đã xám đen lại.

Tơ Hồi cịn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật với những chuyển biến hết sức bất ngờ mà hợp lí, đặc biệt với nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ.

Đó là khi Tơ Hồi hạ bút viết: “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng khơng cịn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”. Chiếc “lá ngón” in dấu ấn núi rừng Tây Bắc xuất hiện tất cả ba lần trong trích đoạn với những ý nghĩa khác nhau. Lần thứ nhất là khi Mị về lạy chào bố để “đi chết”, nhưng thương bố già yếu, Mị đã “ném nắm lá ngón xuống đất, nắm là ngón Mị đã tìm hái ở trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo”. Vậy mà khi “bố Mị chết”, khơng cịn bất cứ sự ràng buộc nào Mị lại “ không cịn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón để tự tử nữa”. Điều này tưởng hết sức phi

lí mà có lí bởi : “Ở lâu trong cái khổ, Mị đã quen khổ rồi”. Lần thứ ba là khi khát vọng hạnh phúc bùng lên, vấp phải thực tại khổ đau; ý thức về giá trị bản thân, về quyền tự do vấp phải thực tại bị trói buộc tù túng: “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết

ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người

có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống cho A Sử với Mị khơng có lịng với

nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ

ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. Những từ

ngữ cùng trường tâm lý, cảm xúc được huy động nhưng thuộc hai trạng thái đối lập đã lí giải hiện tượng tâm lý bất ngờ mà hợp lý của nhân vật. Một bên là từ ngữ cùng trường tâm lý, cảm xúc tích cực: phơi phới trở lại, đột nhiên vui sướng, trẻ lắm, vẫn còn trẻ, muốn đi chơi; một bên là từ ngữ chỉ những

trạng thái tâm lý, cảm xúc tiêu cực: ăn cho chết ngay, không buồn nhớ lại, nước mắt ứa ra. Như vậy,từ chỗ “khơng cịn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón

để tự tử nữa”, giờ Mị chỉ ao ước có “nắm lá ngịn trong tay lúc này” để “ăn cho chết ngay” – đó là điều có vẻ phi lí, bất ngờ. Nhưng phi lý mà hợp lí, bởi lúc này, chỉ có cái chết mới giúp Mị quên đi những cay đắng từ quá khứ đang dội về, chồng xếp lên những đắng cay, bế tắc trong thực tại. Muốn chết hóa ra lại là chứa đựng nguyên nhân sâu xa của lòng yêu đời, khát khao được sống hạnh phúc, sống tự do! Có điều lạ hơn nữa, Mị muốn có nắm lá ngón trong tay lúc này nhưng lại khơng đi vào rừng tìm lá ngón, cho dù đây là lúc Mị có đi cũng chả ai để ý, chả ai quan tâm mà ngăn cản. Sự phi lí này, một lần nữa được giải thích một cách hợp lí bằng những từ ngữ chỉ sự mâu thuẫn, đối lập giữa một bên là hiện thực cay đắng, tù túng: khơng có lịng với nhau mà vẫn

phải ở với nhau; một bên là sự thôi thúc, vẫy gọi từ thế giới tự do, sự vẫy gọi

của khát vọng yêu đương, khát vọng hạnh phúc: tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. “Tiếng sáo gọi bạn yêu”- biểu tượng của khát vọng tự do, hạnh phúc, một khi đã len lỏi vào tâm hồn Mị, chiếm lĩnh trọn

vẹn tâm hồn Mị, nó cịn mang đến những hành động bất ngờ - biểu hiện bên ngoài của diễn biến tâm lý phức tạp bên trong. Đó là hành động “Mị vùng bước đi” giữa lúc Mị đang bị trói phũ phàng đến nỗi “không cúi, không nghiêng, không cựa được”, “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không biết lau đi được”…

2.5.3. Nhà văn luôn sáng tạo, tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, câu văn

Qua các trường nghĩa được khảo sát, ta thấy sự phong phú trong ngôn

ngữ của Tơ Hồi. Tơ Hồi đi nhiều, viết nhiều, viết một cách dễ dàng nhưng cũng trăn trở nhiều về nghề viết. Ông quan niệm: “Khi viết truyện, mỗi chữ hiện ra dưới ngòi bút phải là một chữ hồn tồn do ta tìm ra”. “Chữ để viết truyện là một thứ chữ thơng thường, như tiếng nói thường mà mà lại chẳng phải tiếng tiếng nói thường (vì nó đã thơng qua sáng tạo của người viết, khác nào quặng đã đúc thành thép). Vì thế, ngơn ngữ Tơ Hồi, từ ngơn ngữ tác giả đến ngôn ngữ nhân vật đều rất ấn tượng.

Ngôn ngữ tác giả rất linh hoạt, có sự thay đổi phù hợp với từng nội dung miêu tả, từng trạng thái tâm lí, cảm xúc, từng xao động dù là nhỏ nhất trong tâm hồn nhân vật.

Viết Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã “khơng mở sổ tay ra để tìm chữ mới lạ” lắp vào các nhân vật mà để nhân vật tự tìm lấy tiếng nói của họ. Tơ Hồi để ý đến kiểu nói của mỗi người, cách suy nghĩ và diễn đạt của từng nhân vật. Ngôn ngữ văn xi, theo Tơ Hồi, phải là thứ ngơn ngữ giàu tính chất tạo hình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 67)