Khảo sát các trường nghĩa chính trong đoạn trích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 40 - 42)

STT Trường nghĩa Số lượng

từ ngữ TS xuất hiện Tỷ lệ % Số lượng Tần số 1 TN thiên nhiên 39 81 11,8 12,1 2 TN người 249 520 75,2 77,7 3 TN văn hóa 43 68 13,0 10,2 Tổng 331 669 100 100

2.1.3.2. Miêu tả các trường nghĩa chính được khảo sát

Trong số các trường nghĩa chính được khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy trường nghĩa chỉ người được thiết lập bởi số lượng từ ngữ nhiều nhất (249/331), chiếm 75,2% tổng số từ ngữ của ba trường nghĩa. Đây cũng là trường nghĩa có tần số xuất hiện của từ ngữ cao nhất : 520 lần, chiếm 77,7%. Hai trường nghĩa còn lại có số lượng từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ không chênh nhau đáng kể.

Việc thống kê kết quả khảo sát các trường nghĩa này chính là căn cứ, cơ sở để xác định đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật trung tâm; là cơ sở để phân tích nhân vật; cơ sở để nhận ra đặc sắc phong cách nghệ thuật cũng như hiểu hơn về tài năng, tâm hồn của nhà văn Tơ Hồi.

* Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc

Bao gồm hệ thống tiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Bắc, là tập hợp tất cả các hệ thống từ ngữ cùng chung nét nghĩa nào đó về thiên nhiên.

Mảnh đất Tây Bắc có lẽ đã “để thương, để nhớ” khơng chỉ với riêng

nhà văn Tơ Hồi. Trong chương trình Ngữ văn 12, HS đã được biết về một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt với “sương lấp đoàn quân mỏi”, với “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao ngàn thước thước xuống”, “chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” bên cạnh một Tây Bắc nên thơ, duyên dáng, mĩ lệ, với bảng lảng chiều sương, hồn lau phơ phất nẻo bến bờ, “trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”… qua những vần thơ tài hoa của Quang Dũng trong Tây Tiến. HS cũng đã biết đến một miền Tây Bắc – “nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, “người là mẹ của hồn thơ”(Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên), mảnh đất từng lưu giữ những kỉ niệm, những ân tình khơng thể nào qn với những ai đã từng đến nơi đây, nhất là những người đã một thời gắn bó với Tây Bắc. Ấn tượng về thiên nhiên Tây Bắc càng đậm nét thêm nhờ những trang tuyệt bút Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tuân - nhà văn mà chúng ta gọi là “bậc thầy ngôn ngữ mà không thấy ngại miệng”. Trong trang viết của Nguyễn Tuân, thiên nhiên được miêu tả như kẻ thù số một của con người, đồng thời cũng là một cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa; thiên nhiên được khắc họa với dụng ý nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của con người nên dung lượng từ ngữ được huy động trong trường thiên nhiên cũng nhiều khơng kém trường con người (có thể dựa vào độ dài và tần số xuất hiện của những từ cùng trường thiên nhiên trong đoạn trích). Tơ Hồi dường như khơng dụng cơng khắc họa thiên nhiên mà miêu tả thiên nhiên như một sự ngầm lí giải những chuyển biến tâm lí của nhân vật nhưng vẫn làm dậy lên hương sắc núi rừng Tây Bắc.

Trong ba trường nghĩa chính được khảo sát, trường thiên nhiên có số lượng từ ngữ ít nhất (39/331từ ngữ, chiếm 11,8 %), trường nghĩa văn hóa Tây

Bắc (có số lượng từ ngữ là 43/331, chiếm 13,0% đứng thứ 2) và trường nghĩa người (có 249/331 từ ngữ, chiếm 75.2%; tần số xuất hiện cao nhất: 77,7%).

Đi sâu vào khảo sát các tiểu trường nghĩa về thiên nhiên Tây Bắc, chúng tôi thấy dấu ấn miền núi Tây Bắc khá đậm nét, từ địa danh, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu đến các lồi động, thực vật… Có những địa danh chỉ nghe tên đã thấy đích thị ở rừng núi xa xôi: Hồng Ngài, Háng – Bla, Phiềng Sa…

Có những sự vật gọi tên đã gợi hình dung về địa hình Tây Bắc: nương, mỏm đá, khe suối, đầu núi, dốc núi, rừng… Các lồi động vật: Ngựa, rùa, bị tót, hổ, gấu, nhím, ngựa, con bướm sặc sỡ… Các loài thực vật: Thuốc phiện, lá ngón, cỏ gianh, lá thuốc… chỉ có thể thấy ở núi rừng. Rõ ràng, nói “Tơ Hồi là nhà văn của núi rừng Tây Bắc” thì khơng thể khơng dựa trên hệ thống từ ngữ có khả năng gợi lên cả dải đất miền Tây với những nét đặc sắc rất riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích «vợ chồng a phủ » của tô hoài (ngữ văn 12, tập II) (Trang 40 - 42)