Dự báo và kế hoạch phát triển hoạt động kinhdoanh của công ty

Một phần của tài liệu Tên đề tài đề xuất kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần grand nutrition (Trang 51 - 60)

5. Kết cấu nội dung của đề tài

3.3. Định hướng và kế hoạch kinhdoanh của công ty giai đoạn 2022 – 2025

3.3.2. Dự báo và kế hoạch phát triển hoạt động kinhdoanh của công ty

Dựa trên số liệu thu thập về doanh thu và chi phí của cơng ty giai đoạn 2019 – 2021, tác giả sử dụng phần mềm Excel để xác định phương trình hồi quy và tiến hành dự báo kịch bản cho giai đoạn 2022-2025.

Mặc dù phương pháp này khá đơn giản và có thể ở mức độ nào đó khơng đảm bảo độ tin cậy cao trong đề xuất chính sách, song trong phạm vi nghiên cứu này, có thể lấy làm cơ sở để làm rõ tính xu thế từ số liệu thời gian qua, từ đó kết quả có thể áp dụng ngoại suy trên cơ sở so sánh với diễn biến thực tế hiện nay và đề xuất ý kiến triển khai kế hoạch cho công ty.

(1) Kế hoạch về doanh thu

Dự báo về doanh thu năm 2022 ( trong điều kiện những yếu tố khác không đổi). Dưới đây là bảng doanh thu giai đoạn 2019 – 2021

Bảng 3.1. Bảng thể hiện doanh thu qua các năm (Đơn vị: triệu đồng)

Năm Doanh thu

2019 475.48

2020 415.20

2021 461.89

Tác giả cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ bất ổn kinh tế thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng do khủng hoảng Nga-Ukraine, lạm phát tăng mạnh. Trên cơ sở xu thế đó, tác giả thực hiện dự báo cho doanh thu của năm 2022 như hình vẽ 3.1 dưới đây:

Hình 3.1 cho thấy dự báo doanh thu năm 2022 được thể hiện rõ nét nhất qua các phương trình bậc nhất

Tại mức doanh thu dự báo cao nhất có phương trình là:

y = 41.091x + 338.62

Doanh thu năm 2022 tương ứng với x = 4, thay 4 vào phương trình ta được doanh thu tối đa của năm 2022 là 502,84 tỷ đồng.

Tại mức doanh thu dự báo thấp nhất có phương trình là:

y = -84.323x + 708.86

Tương tự như trên ta tính được dự báo doanh thu tối thiểu của năm 2022 là 379.56 tỷ đồng.

Tại mức doanh thu dự báo trung bình có phương trình là:

y = -20.616x + 523.74

Dễ dàng tính được dự báo doanh thu năm 2022 là 441,27 tỷ đồng. Với doanh thu này đã cao hơn so với doanh thu năm 2020, tuy nhiên lại thấp hơn so với năm 2019 và 2021.

Như vậy, dự báo doanh thu năm 2022 – 2025 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng thể hiện dự báo doanh thu giai đoạn 2022 – 2025

Năm Dự báo doanh thu tối thiểu Dự báo doanh thu tối đa

2022 379,56 tỷ đồng 503,84 tỷ đồng

2023 367,32 tỷ đồng 493,15 tỷ đồng

2024 353,65 tỷ đồng 484,75 tỷ đồng

2025 349,72 tỷ đồng 486,89 tỷ đồng

Hình 3.2.. Biểu đồ thể hiện dự báo doanh thu giai đoạn 2022 – 2025

Nhận xét:

Nhìn tổng thể dự báo doanh thu đang có dấu hiệu giảm dần. Vấn đề lớn đặt ra ở đây là làm sao để khắc phục được tình trạng giảm dần này? Cần phải có những kế hoạch cụ thể, xây dựng kế hoạch doanh thu có tính chính xác cao, có thể thực hiện được.

Kế hoạch về doanh thu cần đưa ra được con số doanh thu cho năm kế hoạch, doanh thu cho từng nhóm sản phẩm (từng sản phẩm). Để thực hiện việc này, trước hết Công ty Grand Nutrition cần xây dựng một mức giá trung bình cho từng loại sản phẩm trong năm kế hoạch. Điều này hồn tồn có thể thực hiện được bởi các phương pháp dự báo đơn giản. Căn cứ vào giá bán năm trước và những dự báo về tình hình kinh tế, biến động chỉ số giá mà cơ quan kế hoạch đưa ra, hoặc theo thông tin từ các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của công ty, cơng ty xây dựng cho mình một mức giá dự báo cho năm kế hoạch. Việc lấy thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc các công ty lớn cung cấp sản phẩm mà cơng ty kinh doanh có thực hiện dự báo sẽ là phương pháp khá chính xác và đơn giản

(2) Kế hoạch chi phí

Dự báo về chi phí năm 2022 (trong điều kiện những yếu tố khác khơng đổi). Dưới đây là bảng chi phí giai đọan 2019 - 2021

Bảng 3.3. Bảng thể hiện chi phí 2019 – 2021 (Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Chí phí

2019 438.570

2020 381.935

2021 426.649

Để nhìn nhận rõ nhất về doanh thu sẽ thay đổi như thế nào, ta có biểu đồ sau:

Hình 3.3. Biều đồ thể hiện dự báo chi phí năm 2022

Với hình 3.3. trên, dự báo doanh thu năm 2022 được thể hiện rõ nét nhất qua các phương trình bậc nhất:

Giá trị tối thiểu khi dự báo chi phí năm 2022 được thể hiện qua phương trình sau:

y = -77.522x + 659.22

Chi phí năm 2022 tương ứng với x = 4, thay 4 vào phương trình ta được chi phí tối thiểu của năm 2022 là 315.127 tỷ đồng

Giá trị tối đa khi dự báo chi phí năm 2022 được thể hiện qua phương trình sau:

y = 39.413x + 308.41

Tương tự như chi phí tối đa, ta tính được dự báo chi phí tối thiểu năm 2022 là 349.127 tỷ đồng

Giá trị trung bình khi dự báo chi phí năm 2022 được thể hiện qua phương trình:

y = -19.055x + 483.81

Khi đó, giá trị trung bình về chi phí của năm 2022 là: 407.595 tỷ đồng. Như vậy, dự báo chi phí năm 2022 sẽ cao hơn chi phí năm 2020 và thấp hơn so với năm 2019 và 2021.

Tương tự như vậy, ta có thể dự báo được chi phí của năm 2022 – 2025

Bảng 3.4. Bảng thể hiện dự báo chi phí giai đoạn 2022 – 2025

Năm Dự báo chi phí tối thiểu Dự báo chi phí tối đa

2022 315, 127 tỷ đồng 349, 127 tỷ đồng

2023 338, 002 tỷ đồng 457, 230 tỷ đồng

2024 325, 529 tỷ đồng 449, 745 tỷ đồng

2025 311, 354 tỷ đồng 443, 962 tỷ đồng

Biến động chi phí giai đoạn 2022 – 2025 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhận xét: nhìn tổng thể dự báo chi phí đang có dấu hiệu giảm dần. Như thế, cần đề ra những kế hoạch về chi phí thật rõ ràng nhằm mục đích tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận.

(3) Kế hoạch kinh doanh của công ty

Kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Do đó, trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp. Một số nội dung cụ thể gồm:

- Xây dựng một bản đề cương về thị trường tham gia, bao gồm chi tiết về khách

hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Trong đó cần xác định việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Khách hàng là ai, đối tượng nào, khách hàng tiềm năng là ai, tạo dựng khách hàng tiềm năng như thế nào.

- Nguồn lực tài chính được huy động như thế nào. Các khoản chi tiêu chính, cân

đối kế toán và cân đối thu chi, sự vận động của vốn lưu động.

- Nêu ra tất cả những mục quan trọng trong đó tất cả những điểm chốt quan trọng

phải được giải thích rõ ràng nên kèm theo một sơ đồ tổ chức thực hiện.

- Xây dựng nột bảng biểu nội dung trong đó các yếu tố phải được phân tích rõ ràng như: dữ liệu thơng dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định...

- Phải có thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng. - Phân tích đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc.

- Hoạch định một ngân sách tài chính thích hợp để khơng gây tốn kém cho doanh

nghiệp.

(4) Kế hoạch phát triển thị trường

Để đưa ra được những kế hoạch phát triển thị trường, trước hết cần phải hiểu thật rõ phát triển thị trường là gì? Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp, phương hướng, đường lối mà doanh nghiệp áp dụng để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa. Hay hiểu theo cách khác, phát triển thị trường = phát triển + thị trường Doanh nghiệp thực hiện những hoạt động phát triển nhằm tác động đến thị trường, đối tượng của chúng ta là thị trường.

Vì chúng ta đang nói đến việc xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, nên bắt buộc phải hiểu thật rõ bản chất của hoạt động làm thị trường. Bản chất của hoạt động phát triển thị trường, đó là chúng ta mang đến giá trị cho người tiêu dùng. Giá trị này được phân thành 2 loại khác nhau: Giá trị hữu hình và giá trị vơ hình.

- Giá trị hữu hình: thể hiện những lợi ích chân thực của sản phẩm/dịch vụ, loại

giá trị hữu hình cịn thể hiện thơng qua món quà tặng, sản phẩm khuyến mại, hoặc là những yếu tố khác tồn tại dưới dạng vật chất.

Giá trị vơ hình: là những cảm xúc, tình yêu, tinh thần, sự động viên, an ủi, ngơn

từ quảng cáo-Pr, quảng cáo truyền hình-internet, những quan niệm về cuộc sống… Ngày nay dù công nghệ internet phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hoạt động sáng tạo và truyền tải giá trị tới khách hàng không hề thay đổi. Trong khi bộ phận thị trường làm nhiệm vụ kéo gần khoảng cách tâm lý giữa sản phẩm và người tiêu dùng, thì người làm Marketing phải dựa trên thương hiệu để hút sự quan tâm của khách hàng, bộ phận bán hàng đảm nhiệm công việc kéo gần khoảng cách vật lý giữa sản phẩm và người mua. Sự liên kết giữa Marketing, bán hàng, Phát triển thị trường tạo thành những mắt xích quan trọng không thể tách rời trong kế hoạch phát triển thị trường. Vậy trong kế hoạch phát triển thị trường có những gì?

Đối với bộ phận sản phẩm:

Về nhóm sản phẩm:

- Thiết lập những kế hoạch phát triển sản phẩm hằng quý, hằng năm, hằng tháng

dựa trên những kế hoạch phát triển doanh nghiệp

- Đảm nhiệm hoạt động kiểm sốt tình hình bán hàng của các loại sản phẩm, để chuẩn bị phát triển sản phẩm mới

- Quản lý kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

- Tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nhu cầu tài chính bộ phận, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu hoạt động sản xuất kếp hợp làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

- Lập kế hoạch định hướng tồn diện cho sản phẩm, bao gồm đóng gói bap bì, giá

cả, mở rộng, vận chuyển.

- Hỗ trợ bộ phận thương hiệu, bộ phận thúc đẩy tăng trưởng thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng cáo

Vế nhóm nghiên cứu – điều tra:

- Phụ trách tạo lập và thực thi kế hoạc về nghiên cứu, điều tra thị trường

- Thiết lập, và kiện tồn bộ hệ thống thơng tin, tạo lập thơng tin nội bộ, thu thập,

phân tích điều chỉnh thơng tin thị trường, tạo lập chế độ giao tiếp và bảo mật thông tin

- Cung cấp thông tin, phương án giải quyết cho bộ phận mình và bộ phận khác - Hỗ trợ tạo lập các kế hoạch liên quan sản phẩm mới

- Tổ chức nghiên cứu môi trường khách quan và thông tin ngành nghề

- Tổ chức nghiên cứu đối với khách hàng và người tiêu dùng - Tiến hành nghiên cứu đối với kênh phân phối

- Đưa ra những phương án phát triển sản phẩm mới

- Thu thập các thông tin, chính sách, ngành nghề, cơng trình nghiên cứu, hội thảo

chuyên ngành, các đối thủ, nhà phân phối, thị trường, các học giả cơ quan chuyên ngành.

Đối bộ phận truyền thông thương hiệu:

Về nhóm quảng cáo

- Tạo lập kế hoạch về chi phí quảng cáo hằng năm, hằng quý, hằng tháng

- Chịu trách nhiệm đối với kế hoạch và thực thi hoạt động sáng tạo quảng cáo doanh nghiệp

- Chọn lựa chính xác cơng ty quảng cáo (nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện quảng cáo sản phẩm, dịch vụ)

- Chỉ đạo và kiểm sốt cơng việc của công ty, đại lý đối với hoạt động quảng cáo - Đảm nhiệm thu thập, điều chỉnh các tư liệu về thông tin quảng cáo đặc biệt là nghiên cứu truyền thơng mới có trên thị trường, sáng tạo và thiết lập phương án truyền thông, giải quyết trong truyền thông

- Xác định sách lược quảng cáo trong từng giai đoạn

- Tiến hành thống kê và thu thập thông tin về quảng cáo, đảm bảo tính liên tục trong giao tiếp với bộ phận làm nghiệp vụ điều tra và nghiên cứu thị trường

- Kịp thời đánh giá hiệu quả quảng cáo trong mỗi chiến dịch theo đợt Về nhóm PR ( quan hệ cơng chúng)

- Chủ trì và thực hiện kế hoạc Pr, đảm bảo sự phù hợp và hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh, hoạt động PR đối ngoại, PR đối nội

- Kiểm soát thực thi đối với hoạt động Pr thị trường, hoạt động giao tiếp với cơ quan có liên quan

- Địn kỳ thực hiện báo cáo hoạt động Pr đưa ra những kiến nghị đối với chiến lược nói chung và kế hoạch làm thị trường nói riêng.

-Lập phương án rủi ro quan hệ công chúng , triển khai điều tra quan hệ công

chúng

- Tham gia tạo lập và thực thi kế hoạch truyền thông thông tin doanh nghiệp, triển khai đánh giá hiệu quả truyền thông

(5) Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Lập kế hoạch triển nguồn nhân lực:

Thứ nhất, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đội ngũ lao động

Mơi trường bên ngồi

Cơng ty cần chú ý đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Bao gồm nhiều yếu tố như: bối cảnh kinh tế, chính sách pháp luật, sự phát triển về kỹ thuật công nghệ cũng như sự cạnh tranh với các đối thủ của mình. Đây là sẽ yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cần phân tích kỹ càng để có thể đưa ra được kế hoạch phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

Mơi trường bên trong

Bên cạnh đó, các yếu tố từ bên trong nội tại doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đáng kể. Với mỗi ngành nghề, các yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ năng lực của nhân viên là khác nhau. Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân sự trong tương lai. Thêm vào đó, chính sự thay đổi tự nhiên trong lực lượng lao động của doanh nghiệp cũng sẽ có tác động lên kế hoạch dài hạn.

Thứ hai, đánh giá chính xác đội ngũ nhân viên hiện tại của cơng ty

Chất lượng nhân sự

Chất lượng đội ngũ nhân sự được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên 2 yếu tố: năng suất làm việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc hoạch định nhân sự là một chiến lược dài hạn. Nhân viên ngồi việc đáp ứng nhu cầu cơng việc hiện tại cần có tiềm lực và các tố chất để phát triển hơn nữa trong tương lai. Sau khi phân tích, nhân sự sẽ được xếp vào các nhóm nhân sự khác nhau để tiến hành bồi dưỡng và phát triển theo đúng định hướng.

Số lượng nhân sự

Số lượng nhân sự trong doanh nghiệp được chia làm các nhóm khác nhau: lãnh đạo, quản lý cấp trung, nhân viên sản xuất và nhân viên hỗ trợ. Công ty cần theo dõi sát sao các nhóm này, sự biến động, hiệu quả làm việc. Qua đó, dự đốn được tình hình biến động về số lượng nhân sự trong doanh nghiệp và có được phương án giải quyết kịp thời.

Thứ ba, phân tích cung cầu nhân lực và khả năng điều chỉnh

Nhà quản lý có thể kiểm sốt được tình hình nguồn lực thực tế của doanh nghiệp qua các yếu tố. (i) Các hoạt động trong doanh nghiệp có bao nhiêu nhân viên thực hiện? Hiệu quả đạt được? (ii) Ước tính xem có bao nhiêu nhân viên là phù hợp. Có bao nhiêu nhân viên cần chuyển cơng tác?

Thứ tư, phân tích nhu cầu tương lai:

Dựa vào những hoạch định dài hạn, nhà quản lý cần biết những yếu tố có khả

Một phần của tài liệu Tên đề tài đề xuất kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần grand nutrition (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)