5. Kết cấu nội dung của đề tài
3.4. Phương pháp lựa chọn kế hoạch kinhdoanh
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. Điều này sẽ càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị trường, mang tính chất cạnh tranh cao. Dự báo là khoa học và là nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên các số liệu phản ảnh tình hình kinh doanh thực tế ở hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mơ hình tốn học để dự đốn tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng các dự đoán này thường sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiệc các tình huống kinh tế, tình huống quản trị khơng hồn tồn phù hợp với mơ hình dự báo. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo với kinh nghiệm và tài nghệ phán đoán của các chuyên gia, các nhà quản trị mới có thể đạt được các quyết định có độ tin cậy cao hơn.
Trong bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng phương pháp dự báo định lượng dựa trên cơ sở Toán học và Thống kê. Để dự báo nhu cầu tương lai, không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu (ngồi thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên hệ tương quan.
Dự báo theo dãy số thời gian, nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian cùng với đó là sự biến động về doanh thu và chi phí của cơng ty ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cơng ty và trong những điều kiện nhất định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó. Để phát hiện được xu hướng phát triển của nhu cầu ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một dãy số thời gian. Thời gian ở đây thường là tháng, quý, hoặc năm, tức là xem xét biến động qua từng thời kỳ một. Cụ thể
trong bày này, tác giả đã đưa ra số liệu về doanh thu và chi phí giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 để lấy cơ sở làm dự báo cho giai đoạn mới năm 2022 đến năm 2025. Từ đó mà tác giả có thể xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu. Do vậy dễ dàng dự báo cho các thời kỳ tương lai. Các biến động của nhu cầu theo thời gian có thể xảy ra một số trường hợp sau: Có khuynh hướng tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu (ký hiệu T_Trend), Biến đổi theo mùa(S_seasonality); Biến đổi theo chu kỳ (C_cycles); Biến đổi ngẩu nhiên (R_random variations)…