Giáo dục biến đổi khí hậu ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Giáo dục biến đổi khí hậu ở trường phổ thông

1.1.1.2. Khái niệm

Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học tính toán, nếu mực nước biển dâng cao so với hiện nay 1m thì 38% diện tích châu thổ Nam Bộ sẽ ngập trong nước biển, triều cường vào sâu trong đất liền.

GDBĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên tồn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH.

* Khái niệm về biến đổi khí hậu

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệmthời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở cácđại dương lân cận.

Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới(World Meteorological Organization - WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.

* Khái niệm về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nhân tố tự nhiên và nhân tạo

* Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu

+ Khí thải cơng nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,…

+ Sử dụng ô tô, xe máy là tăng lượng CO2 + Đốt lị gạch nung vơi

+ Phá rừng, cháy rừng

-Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm: +Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.

+Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.

+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ ven biển.

+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khí tượng thủy văn và mơi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5- 0,70C, mực nước biển dâng khoảng 20cm

* Hậu quả của biến đổi khí hậu

Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ BDKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:

Hiện tượng EI Nino ảnh hưởng rõ rệt tới thời tiết Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây Nguyên , Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hiện tượng này.

BDKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Mực nước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội. Theo tính tốn của các chun gia nghiên cứu về BDKH, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích các

tỉnh thuộc đơng bằng sơng Cửu Long ngập hầu như tồn bộ và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng lên 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng.

* Giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu

Ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần: Ứng lhos và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm các giải pháp sau:

Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: như năng lượng Mặt Trời, ănng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối ( biomas), năng lượng khí sinh học ( biogas)

Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.

Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 tahir ra bầu khí quyển:

Thay vì đi lại bằng xe máy, ô tô mọi người chúng ta nên đi bằng những phương tiện công cộng như xe bus, xe đạp. Với các loại phương tiện đi lại này sẽ tiết kiệm khơng chỉ xăng dầu mà cịn hạn chế khí thải gây ơ nhiễm mơi trường.

Tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm như bóng đèn compact, các loại pin nạp.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng: theo số liệu thống kê nhà ở chiếm 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ưng nhà kính trên quy mơ toàn cầu ( riêng Mỹ là 43%). Như vậy việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống báo ồn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt độ,... sẽ tiết kiệm được rất nhiueef nhiên liệu và giảm mức phát thải khí thải. Ngồi ra các cơng trình giao thơng như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng.

Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời,... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngồi các giải pháp này, các nhà khoa học cịn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt Sulphate vào khơng khí đê nó thực hiện q trình làm lạnh bầu khí quyển

Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường: nhận thức về hiểm họa của BDKH đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1.1.2.2.Sự cần thiết của việc giáo dục biến đổi khí hậu trong truờng học

Các nhà khoa học và nhà quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây biến đổi khí hậu là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục biến đổi khí hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Giáo dục biến đổi khí hậu cịn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước -người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với mơi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và tồn cầu. Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên (HS, SV) các cấp học và gần 1 triệu giáo viên (GV), cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong cơng tác tun truyền bảo vệ mơi trường. Đích quan trọng của GDBĐKH không chỉ cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.

1.1.2.3.Mục tiêu của giáo dục biến đổi khí hậu

Giáo dục biến đổi khí hậu giúp con người có nhận thức về mơi trường, biết sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc giáo dục biến đổi khí hậu có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giáo dục biến đổi khí hậu ở các trường học, nhất là trường phổ thơng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Việc giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thơng nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung.

Mục đích cao nhất của giáo dục biến đổi khí hậu là học sinh có được một ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tăng cường giáo dục BĐKH được coi là “ chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáo dục BĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ lên lớp.

Giáo dục BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên tồn cầu đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH

Kiến thức

Biết được những biểu hiện của BĐKH: Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày càng dâng cao.

Giải thích được một số nguyên nhân gây ra BĐKH

Trình bày được hậu quả của BĐKH:lũ lụt, hạn hán, sạt nở đất ở miền núi, sói nở bờ sơng/biển, băng tan, nước biển dâng,…

Giải thích được giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.

Về kĩ năng

Nhận biết được một số dấu hiệu của BĐKH, những yếu tố gây ra BĐKH Rèn kĩ năng xử lý một vài trường hợp nhằm giảm nhẹ nguyên nhân và ứng phó với BĐKH đơn giản trong đời sống sản xuất và học tâp ở trường phổ thông

Sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần ngăn chặn BĐKH

Liên hệ với địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của BĐKH và những giải pháp ứng phó với BĐKH

Về thái độ

Học sinh có thái độ tích cực như: hứng thú học tâp mơn Sinh học. Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng, phát hiện và giải quyết vấn đề

một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Ý thức vận dụng những tri thức sinh học đã học vào cuộc sống và vận động người khác thực hiện.

1.1.2.4.Các hình thức giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thơng

Định hướng dạy học theo hướng đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của học sinh tạo cơ hội để GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung biến đổi khí hậu ngay cả ở bài dạy học trên lớp lẫn hoạt động ngoài giờ học.

Thông qua các môn học trong nhà trường, tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh.

Trong nhà trường hiện nay, có nhiều mơn học có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với biến đổi khí hậu. Thơng qua các mơn học trong nhà trường, có thể tiến hành giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh. Việc giáo dục biến đổi khí hậu cũng như nhiều loại hình giáo dục khác qua các môn học được tiến hành theo phương thức khai thác những nội dung có liên quan đến biến đổi khí hậu trong từng mơn học, chứ không phải đưa thêm nội dung vào chương trình, vào bài học bộ mơn. Vì vậy, khơng làm nặng thêm chương trình, khơng sợ "quá tải".

Việc khai thác các nội dung có liên quan đến biến đổi trong bài học để tiến hành giáo dục dục cho học sinh được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó, có thể sử dụng một số phương pháp có hiệu quả như : thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh; đàm thoại gợi mở; khảo sát, điều tra; thảo luận; tranh luận; động não; báo cáo; đóng vai; giải quyết vấn đề; dự án. Đây là những phương pháp đề cao hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

Trong bài giảng trên lớp, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh làm việc cá nhân, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp các nội dung học tập có tích hợp biến đổi khí hậu (ví dụ vấn đề biến đổi khí hậu trong bài Địa lí lớp 11, hay các chất gây hiệu ứng nhà kính trong bài Hóa học 10,..). Việc làm này một mặt đề cao vai trị chủ động, tích cực của học sinh trong học tập, mặt khác rèn luyện cho các em thói quen học tập giải quyết vấn đề.

Thông qua hoạt động ngoại khóa để tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng qui định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, u thích vấn đề cần tìm hiểu và ham muốn tìm tịi, sáng tạo các nội dung học tập bộ môn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động ngoại khóa được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những nột chủ yếu sau: là hoạt động ngoài giờ học trên lớp, không được qui định trong chương trình nội khóa; là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập; giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết cũng là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh; nội dung hoạt động ngoại khóa thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động; không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa với các hình thức tương tự trên lớp học.

Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục biến đổi khí hậu. Đây là một trong những con đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về biến đổi khí hậu.

Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục biến đổi khí hậu, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như : đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu tồn cầu, thi hùng biện có nội dung về biến đổi khí hậu,... Các hoạt động này được thực hiện ngồi giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực.

1.1.2.5. Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)