.Mục tiêu của giáo dục biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 30)

Giáo dục biến đổi khí hậu giúp con người có nhận thức về mơi trường, biết sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc giáo dục biến đổi khí hậu có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giáo dục biến đổi khí hậu ở các trường học, nhất là trường phổ thơng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Việc giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên tồn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung.

Mục đích cao nhất của giáo dục biến đổi khí hậu là học sinh có được một ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tăng cường giáo dục BĐKH được coi là “ chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáo dục BĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ lên lớp.

Giáo dục BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên tồn cầu đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH

Kiến thức

Biết được những biểu hiện của BĐKH: Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày càng dâng cao.

Giải thích được một số nguyên nhân gây ra BĐKH

Trình bày được hậu quả của BĐKH:lũ lụt, hạn hán, sạt nở đất ở miền núi, sói nở bờ sơng/biển, băng tan, nước biển dâng,…

Giải thích được giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.

Về kĩ năng

Nhận biết được một số dấu hiệu của BĐKH, những yếu tố gây ra BĐKH Rèn kĩ năng xử lý một vài trường hợp nhằm giảm nhẹ nguyên nhân và ứng phó với BĐKH đơn giản trong đời sống sản xuất và học tâp ở trường phổ thông

Sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần ngăn chặn BĐKH

Liên hệ với địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của BĐKH và những giải pháp ứng phó với BĐKH

Về thái độ

Học sinh có thái độ tích cực như: hứng thú học tâp môn Sinh học. Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng, phát hiện và giải quyết vấn đề

một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Ý thức vận dụng những tri thức sinh học đã học vào cuộc sống và vận động người khác thực hiện.

1.1.2.4.Các hình thức giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thơng

Định hướng dạy học theo hướng đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của học sinh tạo cơ hội để GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung biến đổi khí hậu ngay cả ở bài dạy học trên lớp lẫn hoạt động ngồi giờ học.

Thơng qua các môn học trong nhà trường, tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh.

Trong nhà trường hiện nay, có nhiều mơn học có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với biến đổi khí hậu. Thơng qua các mơn học trong nhà trường, có thể tiến hành giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh. Việc giáo dục biến đổi khí hậu cũng như nhiều loại hình giáo dục khác qua các môn học được tiến hành theo phương thức khai thác những nội dung có liên quan đến biến đổi khí hậu trong từng mơn học, chứ không phải đưa thêm nội dung vào chương trình, vào bài học bộ mơn. Vì vậy, khơng làm nặng thêm chương trình, khơng sợ "quá tải".

Việc khai thác các nội dung có liên quan đến biến đổi trong bài học để tiến hành giáo dục dục cho học sinh được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó, có thể sử dụng một số phương pháp có hiệu quả như : thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh; đàm thoại gợi mở; khảo sát, điều tra; thảo luận; tranh luận; động não; báo cáo; đóng vai; giải quyết vấn đề; dự án. Đây là những phương pháp đề cao hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

Trong bài giảng trên lớp, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh làm việc cá nhân, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp các nội dung học tập có tích hợp biến đổi khí hậu (ví dụ vấn đề biến đổi khí hậu trong bài Địa lí lớp 11, hay các chất gây hiệu ứng nhà kính trong bài Hóa học 10,..). Việc làm này một mặt đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong học tập, mặt khác rèn luyện cho các em thói quen học tập giải quyết vấn đề.

Thông qua hoạt động ngoại khóa để tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngồi lớp, khơng qui định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đơng học sinh có hứng thú, u thích vấn đề cần tìm hiểu và ham muốn tìm tịi, sáng tạo các nội dung học tập bộ môn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động ngoại khóa được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những nột chủ yếu sau: là hoạt động ngoài giờ học trên lớp, không được qui định trong chương trình nội khóa; là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập; giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết cũng là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh; nội dung hoạt động ngoại khóa thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động; không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa với các hình thức tương tự trên lớp học.

Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục biến đổi khí hậu. Đây là một trong những con đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về biến đổi khí hậu.

Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục biến đổi khí hậu, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như : đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu tồn cầu, thi hùng biện có nội dung về biến đổi khí hậu,... Các hoạt động này được thực hiện ngồi giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực.

1.1.2.5. Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục biến đổi khí hậu khí hậu

Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BĐKH phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học.

Giáo dục biến đổi khí hậu là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục biến đổi khí hậu khơng phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ mơn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục biến đổi khí hậu là cách tiếp cận xuyên bộ môn.

Trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về biến đổi khí hậu và kĩ năng ứng phó với BĐKH . Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các mơn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các mơn học.

Phải chú ý khai thác tình hình thực tế của từng địa phương. - Phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể.

-Giảm diễn giảng ở người dạy, tăng cường thảo luận ở người học - Giảm nội dung giờ giảng ở lớp, tăng giờ học ngoại khóa

- Giảm nhớ thuộc lịng, tăng khảo sát, nghiên cứu

-Giảm việc yêu cầu học sinh trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề của người học

- Vận dụng nguyên lý, tránh tiếp cận xuôi chiều lý thuyết sẵn có

- Tập trung xem xét tính hệ thống của vấn đề, tránh sa vào hiện tượng vụn vặt. - Chú ý kinh nghiệm thực tế và kĩ năng vận dụng

- Tăng cường làm việc tập thế

- Chú ý dạy học theo dự án và đề tài khảo sát nghiên cứu

Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục biến đổi khí hậu là: Giáo dục về biến đổi khí hậu, trong mơi trường và vì mơi trường, đặc biệt là giáo dục vì mơi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục biến đổi khí hậu .

Tận dụng các cơ hội để giáo dục biến đổi khí hậu nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của mơn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.

* Phương thức giáo dục

Giáo dục biến đổi khí hậu là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển

khai theo phương thức tích hợp. Nội dung Giáo dục biến đổi khí hậu được tích hợp

trong các mơn học thơng qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của Giáo dục biến đổi khí hậu.

Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung Giáo dục biến đổi khí hậu.

Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. Ở THPT có thể tích hợp Giáo dục biến đổi khí hậu ở tất cả các mơn; Tuy nhiên, một số mơn có cơ hội tích hợp nhiều hơn như: Sinh học, Hố học, Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục cơng dân, Vật lí, Cơng nghệ...

* Để tiến hành có hiệu quả các hình thức nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường, cần có một số điều kiện cần thiết

Nâng cao nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu tồn cầu. Giáo viên là nhân tố đóng vai trị quyết định đến thành cơng của cơng tác giáo dục biến đổi khí hậu trong các trường học. Những hiểu biết của giáo viên về biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến nhận thức của người học.

Tăng cường cơng tác quản lí, chỉ đạo về giáo dục biến đổi khí hậu. Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt việc giáo dục biến đổi khí hậu đến tứng cán bộ và giáo viên trong toàn trường, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường, cải thiện mơi trường tại trường học, từ đó xây dựng các tổ chức, các hoạt động gắn với giáo dục biến đổi khí hậu nói riêng và giáo dục mơi trường nói chung.

Xây dựng và ban hành các qui chế, chế độ khen thưởng và đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ quản lí, giáo viên có thành tích về giáo dục biến đổi khí hậu.

Phải coi giáo dục BĐKH là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là một sự nghiệp của toàn dân

Giáo dục BĐKH là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục và đào tạo, và phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành. Những vấn đề về BĐKH được dạy thông qua nhiều môn học.

Đưa giáo đục BĐKH vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với trường học

Làm cho người học và người dạy thấy được nhiệm vụ cần bảo vệ môi trường xung quanh để hạn chế sự biến đổi khí hậu là ít nhất

Triển khai giáo dục BĐKH bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện, học sinh bằng hoạt động của chính mình mà thu được hiệu quả thực tiễn. GV là người tổ chức hoạt động giáo dục BĐKH dựa trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phù hợp với từng địa phương.

* Nguyên tắc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào các mơn học trong trường phổ thơng

Q trình khai thác các kiến thức giáo dục BĐKH cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:

Khơng làm thay đổi tính đặc trưng mơn học, khơng biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục BĐKH.

Khai thác nội dung giáo dục BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.

Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

1.1.2.5. Một số phương pháp cơ bản có thể sử dụng trong giáo dục biến đổi khí hậu

Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của phần Sinh thái học nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sinh học để dạy về BĐKH. Mục tiêu của giáo dục BĐKH khơng chỉ hình thành cho HS kiến thức về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quae của BĐKH, mà cịn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH. Để dạt được mục tiêu, đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đây cũng đồng thời là việc làm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và năng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trong tích hợp giáo dục BĐKH qua dạy học Sinh học

- Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study)

Phương pháp nghiên cứu tình huống là một kĩ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví dụ thực tế ( Marsick, 1990), được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith & Zelenak, 1991)

- Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh họa của các phương tiện trực quan. Trong dạy học tích học giáo dục BĐKH thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng, chẳng hạn giải thích vai trị của hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của con người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng,…

Thuyết trình với đặc trưng dùng lời nói cịn có ưu điểm là GV có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về mơi trường cho HS. HS có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiên nhiên mang lại cho con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)