Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 49)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.3 Thực trạng các chiến lược Marketing điểm đến du lịch tại thành phố Sầm

2.3.1 Chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc gia nói chung và du lịch địa phương nói riêng. Đối với một điểm đến du lịch, thương hiệu được coi là một công cụ quyết định trong thành công của địa điểm du lịch đó.

Thành phố Sầm Sơn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch từ tài nguyên thiên nhiên cho đến các giá trị văn hóa đặc sắc. Với những lợi thế về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, cơ sở vật chất hạ tầng đã tạo bước đệm vững chắc cho Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng thu hút khách hàng đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Sầm Sơn mang diện mạo của thành phố du lịch đang tiệm cận đến các tiêu chí thân thiện, hài hịa, văn minh và đẳng cấp. Đó là cái “chất mới” của thành phố tràn đầy sức trẻ và khát vọng phát triển mãnh liệt. Và hơn hết, đó là tầm vóc của thành phố được định vị để trở thành 1 trong 12 đô thị du lịch quốc gia. Các ngành dịch vụ theo đó trên đà phát triển khơng ngừng, mỗi năm tiếp đón hàng triệu lượt khách.

Do đó, việc phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch, có ý nghĩa và vai trị đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh du lịch Thanh Hóa nói chung và thành phố

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

Sầm Sơn nói riêng. Việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch được tiến hành song song với quảng bá điểm đến và sản phẩm. Sầm Sơn đã và đang định vị thương hiệu và định hướng đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặt trưng, hướng Sầm Sơn trở thành: “Thành phố biển xứ Thanh”.

Tuy nhiên hiện nay, Sầm Sơn chưa phải là một điểm đến được khách du lịch quốc tế biết đến rộng rãi,đặc biệt là các du khách khu vực Tây Âu. Hiện tại, thành phố Sầm Sơn chưa có câu định vị sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng cũng chưa có biểu tượng (logo). Việc chưa có câu định vị và logo rất khó tạo cho du khách có ấn tượng cũng như gây trở ngại cho việc nhận dạng điểm đến của du lịch Sầm Sơn không những trên thị trường du lịch trong nước mà còn trên thị trường du lịch quốc tế. Như vậy, du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa cần triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá hơn nữa để phát huy vai trò nhận diện thương hiệu của biểu tượng và tiêu đề du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)