Những cơ hội và thách thức về việc thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

3.2 Những cơ hội và thách thức về việc thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành

Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

3.2.1 Cơ hội

- Môi trường nhân khẩu học:

Năm 2019, dân số tỉnh Thanh Hóa là 3.640.128 người.Với số lượng đông lượng dân cư khá cao của tỉnh, tập trung với phần đơng có trình độ và tri thức cao, nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch được nâng cao rõ rệt và đời sống nhân dân càng ngày càng cải thiện, nhu cầu gia tăng chính là những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển những hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố.

- Môi trường kinh tế:

Trong những năm gần đây, cùng với những thế mạnh du lịch của thành phố Sầm Sơn-Thanh Hóa, lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng tăng. Với sự gia tăng của nhu cầu du lịch của khách du lịch đến với tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng, tronng những năm tới ngành du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục hồi cảnh quan môi trường, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển các loại hình dịch vụ, tạo cơng ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Sầm Sơn-Thanh Hóa. - Mơi trường tự nhiên:

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

trong những trung tâm kinh tế của địa phương. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ. Thanh Hố nằm ở vị trí trung chuyển từ Bắc vào Nam, nên sự phát triển du lịch của tỉnh có quan hệ mật thiết với sự phát triển du lịch của các địa phương lân cận và cả nước. Giáp Thanh Hố về phía Bắc là Ninh Bình - một tỉnh rất giàu tiềm năng với nhiều điểm du lịch quan trọng như: Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, vườn Quốc gia Cúc Phương. Ở phía Nam, Nghệ An có bãi biển Cửa Lị và khu di tích Kim Liên - Nam Đàn…Đặc biệt trong những năm gần đây, các tuyến du lịch liên vùng đang có xu hướng gia tăng, tạo nên những điều kiện phát triển cho du lịch Thanh Hố, trong đó có Sầm Sơn.

Các tuyến đường xun Á có lối thơng sang nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào qua địa phận Thanh Hoá đang làm xuất hiện các tuyến du lịch quốc tế theo hướng Đơng - Tây. Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi trên, Sầm Sơn đang có những cơ hội đó là vị trí quan trọng của Sầm Sơn ngày càng được phát huy bởi kinh nghiệm phát triển du lịch lâu dài và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáng kể. Du khách đã biết đến nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Sầm Sơn, núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hòn Trống Mái...

- Môi trường công nghệ:

Ngày nay,các phương tiện truyền thơng đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa truyền thống của một điểm đến. Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong phát triển du lịch luôn được Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn chú trọng… Xác định tầm quan trọng đó, thành phố đã có những quan tâm về đầu tư hạ tầng kĩ thuật công nghệ như Cổng thông tin điện tử thành phố, website du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa, quảng bá trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook… - Mơi trường chính trị-pháp luật:

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, của kinh tế, du lịch như một ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, vì thế, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch.Việc miễn visa cho một số nước Châu Âu cũng như việc nâng thời gian lưu trú từ 15 lên 30 ngày tại Việt Nam cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Italia, Đức, Tây Ban Nha) được miễn thị thực là cơ hội cho Việt Nam nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng có cơ hội trong việc thu hút đông đảo khách du lịch Tây Âu đến với thành phố. Bên cạnh đó, các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng phát triển. Bên cạnh đó, việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đảm bảo môi về đời sống xã hội, an ninh văn hóa trên địa bàn địa phương. Góp phần thúc đẩy, tạo mơi trường du lịch an tồn lành mạnh cho khách du lịch đến với thành phố Sầm Sơn. Chính sách thuế, tiền tệ, chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách phát triển đầu tư ln thu hút được các nhà hàng, khách sạn đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành có chất lượng phục vụ nguồn khách hàng tiềm năng, dồi dào đến tham quan Sầm Sơn.

3.2.2 Thách thức

Bên cạnh những tiềm năng cũng như cơ hội phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn- Thanh hóa là những thách thức lớn đối với ngành du lịch Sầm Sơn.

Thách thức đầy gay gắt đó là sự cạnh tranh du lịch của các điểm du lịch mới của địa phương và của du lịch vùng Bắc Bộ. Các điểm du lịch mới thường có sức lơi cuốn khách mạnh mẽ hơn đối với khách du lịch đến từ các nước hiện đại khu vực Tây Âu. Trong bối cảnh chung, nhu cầu du lịch đang tăng, đời sống kinh tế xã hội của địa phương và cả nước đang phát triển theo hướng tích cực thì sự thành cơng trong phát triển du lịch Sầm Sơn phụ thuộc vào sự đổi mới những

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ du lịch, khai thác đầy đủ các tài nguyên du lịch tại Sầm Sơn.

Ngoài ra, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh,phức tạp,khó lường đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế,đặc biệt là lĩnh vực du lịch- dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Số lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn sụt giảm,thị trường khách Tây Âu đã ít,do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng khách du lịch Tây Âu đến với thành phố hầu như là khơng có. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của thành phố,cụ thể:

Tính chung 06 tháng đầu năm 2020 tồn thành phố đón 630.000 lượt khách (Khách nghỉ qua đêm chiếm 22,7% thấp hơn so với cùng kì là 32,3%) đạt 11,7% kế hoạch, giảm 68,9% so với cùng kì; phục vụ ăn nghỉ 943.750 ngày khách đạt 6,5% kế hoạch, giảm 76,7 % so với cùng kì; doanh thu ước đạt 447,4 tỉ đồng, đạt 8,8 % kế hoạch, giảm 75,5% so với cùng kì.

Điều kiện kinh tế cũng đang tác động mạnh mẽ đối với sự phát triên du lịch Thanh Hóa. Để thu hút khách du lịch Tây Âu, các công, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch và đặc biệt là công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của thành phố.

Bên cạnh đó, lao động trong ngành du lịch tại Sầm Sơn,Thanh Hóa có chun mơn chưa cao. Số lượng lao động biết ngoại ngữ ít, đây cũng là một trở ngại, thách thức lớn đối với ngành du lịch Sầm Sơn.

Như vậy, thơng qua những dánh giá nêu trên có thể thấy rằng, những điểm yếu và thách thức với ngành đu lịch của thành phố chủ yếu thuộc về nguyên nhân là con người, từ sự thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn lao động chất lượng cao đến ý thức người dân. Cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng, đủ và kịp thời những yếu tố kém nội tại để đưa ra những kế hoạch thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch tây âu tới thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)